Điểm tựa của đồng bào biên giới

Điểm tựa của đồng bào biên giới
TP - Từng ngày, từng giờ, những người lính Nông - Lâm trường 196 (Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 338, Quân khu 1) luôn sát cánh cùng đồng bào dân tộc trên các bản làng biên cương Lạng Sơn phát triển kinh tế và bảo vệ biên giới.

> Người lính trên đỉnh Mẫu Sơn
> Hải quân hiện đại hóa toàn diện

Thượng tá Lê Xuân Hướng, Chính trị viên Nông – Lâm trường 196 cho biết, đơn vị thực hiện các dự án Kinh tế - Quốc phòng trên địa bàn 6 xã, trong đó có 5 xã biên giới thuộc hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình của tỉnh Lạng Sơn.

Nơi đây đại đa số là bà con dân tộc, trình độ dân trí không đồng đều, có nhiều phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ hộ đói, nghèo cao, hệ thống đường giao thông đi lại khó khăn.

Trước tình hình đó, cán bộ, chiến sĩ và đội viên tri thức trẻ tình nguyện của Nông - Lâm trường đã thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng chính hiệu quả của công việc hằng ngày, trong đó đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, thực hiện tốt dự án trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, đồng thời làm tốt việc ổn định, di dân ra các bản sát biên giới… góp phần xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân khu vực biên giới vững chắc.

Bác sĩ Trạm y tế Nông - Lâm trường 196 (Đoàn KT - QP 338 - Quân khu 1) khám, chữa bệnh cho bà con dân bản
Bác sĩ Trạm y tế Nông - Lâm trường 196 (Đoàn KT - QP 338 - Quân khu 1) khám, chữa bệnh cho bà con dân bản.

 “Dân bản có được cuộc sống khá lên như bây giờ là nhờ bộ đội 196 đấy! Chúng tôi sẽ cố gắng cùng bộ đội xây dựng vùng biên giới ngày càng vững mạnh”. 

Ông Tô Tiến Tường,
Chủ tịch UBND xã Xuất Lê

Qua trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ và đội viên Đội trí thức trẻ tình nguyện nơi đây, chúng tôi biết, các anh chủ động đi xuống từng thôn, bản tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt thâm canh, gối vụ theo phương pháp khoa học mới, do đó số lượng đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt, sản lượng cây lương thực, cây ăn quả cho năng suất cao.

Đặc biệt, hai năm qua, đơn vị đã khám, chữa bệnh và điều trị được gần 2.000 lượt người; ươm và cung cấp 90 vạn cây thông non cho nhân dân, đến nay trồng được 225 ha rừng, phát triển tốt…

Không chỉ có vậy, đến nay, các anh đã xây dựng xong hai bản tái định cư là Pò Nhùng ở xã Cao Lâu và Bắc Lệ ở xã Xuất Lễ, đưa 30 hộ dân với 103 nhân khẩu ra phát triển kinh tế khu vực giáp biên giới. “Chúng tôi đang tiếp tục xây dựng hai bản tái định cư cho bà con ở Nà Phát, xã Yên Khoái và Co Sâu xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc.

Để chứng kiến những việc làm hiệu quả của các anh đối với đồng bào nơi đây, chúng tôi đến Đội sản xuất số 5 thuộc xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Đây là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc.

Trung tá Nguyễn Đình Khanh, Đội trưởng, 2 năm liền vinh dự được bình bầu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”, tâm sự: “Để làm tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị địa bàn vững mạnh, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, chúng tôi chủ động học tiếng của người dân tộc, nghiên cứu kỹ phong tục tập quán và “nói cho dân hiểu, làm cho dân tin” bằng cách “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng của đồng bào) trên chính mảnh đất của đồng bào đã canh tác từ bao đời nay. Khi thấy bộ đội “miệng nói, tay làm”, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt cho bắp ngô to, hạt dày; con lợn, bò, gà chóng lớn thì người dân tin và làm theo bộ đội”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG