Ảo - thực, hai cực chém gió

Ảo - thực, hai cực chém gió
TP - 1. Ít có từ ngữ nào mới ra đời đã được nhiều người biết và sử dụng như “Chém gió”. Trong cấp độ ngôn từ tán gẫu, “chém gió” có mức cao hơn “tám”, tương đương với nói khoác, phóng đại sự thật; mạnh hơn nữa là “chém gió thành thần”, “chém gió thành bão”…

> Nữ sinh bị đuổi học vì xúc phạm thầy cô trên Facebook
> Facebook đã cập nhật mới cho ứng dụng Messenger

Chém gió có trên mạng ảo với đủ các hội nhóm, ngoài đời thực gắn chủ yếu không gian mở như hàng quán vỉa hè, công viên… Trên nhiều con phố trong Nam ngoài Bắc đều dễ gặp các biển hiệu cửa hàng Trà chanh chém gió vỉa hè, Trà đá chém gió, Chém gió quán…

Đây là địa chỉ để mọi người tìm đến khoảng không thoáng đãng vốn không dư giả của đô thị, thư thả tận hưởng không khí náo nhiệt đường phố. Mọi người tìm thấy cảm giác thoải mái, xả stress bằng những câu chuyện “vô tiền khoáng hậu”, trên trời dưới bể và vô thưởng vô phạt…

Quan trọng nữa, chi phí cho mỗi lần tìm sự thoải mái này rất bình dân và hợp với dân công sở văn phòng, sinh viên, công nhân…

2. “Chém gió vỉa hè” là một trong số ít những hoạt động cách giao tiếp trực diện đơn giản mà vẫn sống khỏe giữa thời công nghệ hiện đại, con người thu mình vào những điện thoại, máy tính và “xõa” ở blog, Facebook… Chém gió như là phần bù đắp cho những giờ, những ngày nói với nhau bằng ngón tay, bàn phím, hay những biểu tượng chia sẻ (like), biểu tượng cảm xúc hỉ - nộ - ái - ố.

Các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng trở thành sợi dây kết nối hữu ích không biên giới đối với tất cả những ai dùng internet. Các nhu cầu giải trí, mua sắm, học hỏi, làm việc… rất thực của con người đều được đáp ứng đầy đủ từ thế giới ảo.

Tuy nhiên, mê mải trên trên thế giới ảo, những hoạt động thực có phần bị hạn chế hơn, nhiều người trở thành tự kỷ giữa số đông, hay bỗng dưng được tiếng lạnh lùng.

Người ta tham gia đủ các hội nhóm trên các diễn đàn online, mạng xã hội Facebook, like và comment đủ thứ chuyện, nhưng lại lặng lẽ, khép mình trước đám đông.

Tất cả những chuyện buồn - vui, đau khổ - hạnh phúc… ở cấp độ nào cũng được viết lên tường nhà, kiên nhẫn chờ và trả lời những like, comment của cộng đồng ảo, hơn là tìm đến những câu nói, cử chỉ thực.

“Mỗi ngày tôi login facebook không phải để giết thời gian, chỉ đơn giản đọc các status trạng thái của những người bạn dù là quen, rất thân hay không quen (nhiều khi đọc xong không biết ai là ai), lặng lẽ đọc những status đó để biết mấy “chiến hữu” vẫn update face đều đặn.

Chỉ có việc đó vô tình cũng “ngốn” của tôi hàng giờ mỗi ngày”, một cư dân mạng viết. Nhiều người muốn thể hiện mình nơi mà ít người biết đến mình hơn là khẳng định mình trong cuộc sống. Trên facebook có hẳn “Hội những người giỏi chém gió trên mạng nhưng ngoài đời thì im re” với hơn 109 ngàn người thích.

Cảm nhận được điều này, nhiều những thông điệp kêu gọi mọi người “sống” ở thế giới ảo trách nhiệm, hữu ích hơn.

Một thành viên viết: “Cá nhân tôi nghĩ dùng facebook nên chú ý đến việc kết bạn đáng kết hãy kết, bài gì đáng post hãy post đừng để facebook của mình, bạn bè như một cái thùng rác vì rất có thể nó làm mất thời gian của chính bạn và những người xung quanh”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.