Sinh viên bán máu 'cày' lô

Hai sinh viên đang làm thủ tục cho máu. Ảnh: Bee.net
Hai sinh viên đang làm thủ tục cho máu. Ảnh: Bee.net
Trong vai những sinh viên đi bán máu, chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều sinh viên hoàn cảnh gia đình rất khá giả, thậm chí có những bạn người Hà Nội nhưng cần tiền và chọn cách kiếm tiền nhanh nhất là bán máu ở "chợ đen".

Trong lúc chờ bác sĩ tới, PV lân la trò chuyện với hai bạn sinh viên thì được biết, cả hai đều là người Hà Nội. V. (sinh viên thứ nhất) đang học năm thứ 3, trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, bố mẹ đều là công nhân viên chức. Vẻ ngoài thư sinh, nước da trắng như con gái, V. nhấp nhổm nhìn ngó vào bên trong phòng xét nghiệm nói: “Em đang học thấy bạn gọi điện rủ đi là đi luôn, còn cầm cả cặp theo, cũng chưa biết được bao nhiêu tiền cả. Nghe nói cũng được. Đây là lần đầu tiên em đi bán máu đấy chị”.

Gương mặt nhăn nhó vì đau, và nhiều bỡ ngỡ V. nói thêm: “Tiền học phí kỳ này em lỡ tiêu hết, mà sắp hết hạn nộp rồi không biết lấy đâu ra, nên đành phải đi bán máu, không thì không được thi”.

V. chỉ tay về người bạn tên N. của mình tự hào: “Nó đi bán mấy lần rồi đấy chị”. Vừa cầm hộp sữa N. vừa ra hiệu bí mật với V. So với V, N cũng rất thư sinh, đẹp trai, 21 tuổi, nhà ở Hai Bà Trưng, Hà Nội và có vẻ khá sành sỏi trong việc bán máu này hơn. Cậu tự lấy một tờ giấy đăng ký hiến máu và điền những thông tin rất nhanh chóng.

Sau khi đã được thử máu, bác sĩ đưa tờ giấy đăng ký để đi nộp tiền xét nghiệm. Các cò đã trực sẵn tại nơi thu viện phí để nộp cho những sinh viên này.

Hai sinh viên đang làm thủ tục cho máu. Ảnh: Bee.net
Hai sinh viên đang làm thủ tục cho máu. Ảnh: Bee.net.

Bán máu cày "lô"

N. nhớ lại lần đầu đi bán máu cũng là do bạn rủ rê, bạn này truyền bạn khác và lôi kéo nhau đi. N. cũng không nhớ đã rủ bao nhiêu người đi cùng và người rủ mình là ai. Hầu hết tiền bán máu đều được cậu dùng để chuộc điện thoại rồi dây chuyền từ hiệu cầm đồ. N. dự định món tiền hôm nay cậu sẽ mua món quà Noel cho bạn gái trước.


Ngoài bán ở bệnh viện này, N. cho biết còn bán ở Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương vì bán ở nhiều nơi bác sĩ mới không phát hiện chứ bán ở mỗi đây là bị phát hiện quen mặt. Trước lúc vào phòng lấy máu, V còn cho biết thêm: “Đi bán máu cho mấy anh kia còn ra tấm ra món, mình đến thẳng bệnh viện bán chỉ được cái thẻ điện thoại là hết”.

Có mặt tại khoa Thu gom máu của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, người đến đây bán máu đông hơn các bệnh viện khác rất nhiều. Nhìn thoáng qua ai cũng nhận ra phần lớn là sinh viên đến cho máu và nhận tiền bồi dưỡng.

Ngồi cạnh tôi là Nguyễn Hoàng M. (sinh viên trường Thương Mại – ghi trên phiếu cho máu). M. đi cùng một người bạn cũng cùng hoàn cảnh với cậu. Tiền nhà bố mẹ gửi lên cho hai cậu nướng vào điểm lô nên đang đứng trước nguy cơ bị nhà chủ đuổi, hai cậu lại đi bán máu.

Vừa giữ chặt miếng bông nịt ở khuỷ tay hai cậu vừa bàn luận về những “nháy lô” tối hôm trước. Trong câu chuyện của hai chàng sinh viên này thì mọi khoản tiền cậu có đều dành cho những con số. Khi chúng tôi hỏi “đi bán nhiều lần chưa” M. bình thản trả lời “khi nào cần gấp thì đến đây”. Với cân nặng 65 kg của M. mỗi lần cho máu cậu được lấy khoảng 350 đến 450ml máu và số tiền cậu nhận được cũng không vượt quá 10 điểm lô.

Cả M và bạn cậu đều không hay có dich vụ bán máu thẳng đến bệnh nhân để lấy nhiều tiền hơn. Cậu hỏi rất kỹ về dịch vụ này. Nhìn hai cậu sinh viên trò chuyện thản nhiên, nhiều người không khỏi ái ngại vì "nhựa sống" của các cậu dành vào lô đề, sới bạc.

Theo Tường Vân – Lưu Ly
Khoa học đời sống
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.