TPO - Sáng 23/6, các trường ĐH trên địa bàn cả nước đều di chuyển quân về các địa phương để làm thi. Năm nay, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, tất cả các trường ĐH địa phương đều không được làm thi tại địa bàn đóng đô. Chính vì vậy, chỉ trừ một số trường ĐH lớn tại Hà Nội, TPHCM được làm thi tại chỗ, các trường ĐH còn lại đều phải di chuyển.
Năm nay, các trường ĐH có vai trò “nặng hơn” trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Bộ cũng huy động 100% các trường ĐH của Việt Nam và một số trường CĐ sư phạm địa phương tham gia làm thi. Thống kê cho thầy, có trên 887.000 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, có khoảng 5% thí sinh tự do.
Tại các điểm thi, Phó điểm trưởng là giảng viên các trường ĐH có nhiệm vụ “canh” phòng lưu trữ đề thi vào buổi tối.
Năm nay, trường ĐH Bách khoa Hà Nội huy động gần 850 người đi làm thi, chiếm một nửa giảng viên cơ hữu của trường
Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng Điểm thi và Phó Trưởng Điểm thi là người của trường ĐH, CĐ phối hợp), chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của Công an và những người ký nhãn niêm phong, đồng thời lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong; biên bản phải có đủ họ và tên, chữ ký của Trường Điểm thi và những người chứng kiến.
Sáng nay, 18 xe ô tô được trường thuê đã xuất phá để chở cán bộ, giảng viên đến các điểm thi
Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 01 cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi của trường ĐH, CĐ (Phó Trưởng Điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi."
PGS. Hoàng Minh Sơn (áo đỏ) đã có mặt tại trường từ rất sớm để động viên các thầy cô lên đường làm nhiệm vụ.
Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH, CĐ chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi. Trường ĐH, CĐ được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ cử người đúng thành phần quy định tại khoản 2 Điều này để thành lập Ban Chấm thi trắc nghiệm. Người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm tại địa phương nơi người thân dự thi. Bộ GD&ĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của Ban Chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế này.
Đi làm thi tại tỉnh xa chắc chắn không khỏi vất vả nhưng là nhiệm vụ chính trị nên các thầy cô đều đã xác định nhiệm vụ của mình
Sở GD&ĐT địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, máy quét ảnh và các thiết bị phụ trợ đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT; phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí cho chấm thi trắc nghiệm. Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo trường ĐH, CĐ đảm nhiệm. Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm điều hành công tác chấm thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi; có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất thường xảy ra theo yêu cầu của Tổ Giám sát.
Điểm thi xa nhất của ĐH Bách khoa năm nay ở Thanh Hóa là Quan Hóa. Chuyến xe đi Quan Hóa được khởi hành từ lúc 5h sáng.
Phó Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo các phòng, ban thuộc trường ĐH, CĐ đảm nhiệm; trong đó, Phó Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm thường trực do lãnh đạo Phòng có chức năng quản lý công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lượng hoặc quản lý Đào tạo đảm nhiệm. Phó Trưởng ban có thể kiêm nhiệm làm trưởng không quá 01 tổ chuyên môn và thực hiện các công việc theo phân công của Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm.