Ý kiến trái chiều về thi THPT quốc gia

Thí sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh 2019 Ảnh: Như Ý
Thí sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh 2019 Ảnh: Như Ý
TP - Hiện đang có hai luồng ý kiến trái chiều liên quan đến việc có nên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm nay hay không. 

Không muốn có bất kỳ sự thay đổi nào

(Hoàng Trang, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Đông Anh, Hà Nội)
Em học khối A1, dự kiến sẽ đăng ký thi tuyển vào ngành Marketing của một trường ĐH nào đó. Để dự thi, trung bình mỗi ngày em học cả truyền hình, trực tuyến và livestream của thầy cô giáo khoảng 8-10 giờ. Em vẫn muốn Bộ tổ chức thi THPT quốc gia, không muốn có bất kỳ sự thay đổi nào. Nếu bỏ thi, các trường ĐH sẽ ra đề rất khó để tuyển sinh trong khi năm nay việc học bị đứt đoạn, không tự tin. Nếu dịch bệnh kéo dài, Bộ buộc phải quyết định huỷ thi thì học sinh sẽ phải học nhiều hơn nữa mới đáp ứng được. 

Bỏ thi để giảm áp lực cho học sinh 

(Cô Nguyễn Thị Hằng Nga, giáo viên Trường THPT Hoài Đức B, huyện Hoài Đức, Hà Nội). 
Học sinh tham gia học trực tuyến, truyền hình tới hơn 90% nhưng chưa thể đánh giá được chất lượng. Tuy nhiên, để đạt chất lượng tốt nhất, giáo viên kiểm soát học sinh trong việc học, ghi chép bài rất gắt gao. Tôi ủng hộ huỷ bỏ kỳ thi THPT quốc gia năm nay và xét tốt nghiệp cho học sinh. Thực tế đến thời điểm này học sinh vẫn chưa học hết những bài quan trọng để luyện đề. Trong khi việc luyện đề nhằm luyện kỹ năng, ghi nhớ kiến thức rất quan trọng. Nếu các trường ĐH có phương án tuyển sinh riêng thì phải xác định mức độ đề thi giảm nhẹ và căn cứ chương trình tinh giản. Thực tế học sinh năm nay không được học đầy đủ, bài bản như mọi năm. Các trường ra đề khó sẽ không tuyển đủ sinh viên.

PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM:
Không nên thi THPT quốc gia năm nay

Năm  nay, ngay cả có thể học lại vào giữa tháng 6 thì việc chuẩn bị cho kỳ thi vào đầu tháng 8 rất cập rập. Chương trình bị rút gọn, thời gian ôn thi ngắn nên có thi cũng không phản ánh đúng năng lực của học sinh. Việc đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng cũng khó trơn tru vì thời gian quá ngắn. 

Tuy công tác tuyển sinh của đa số các trường ĐH cho đến nay vẫn dựa chủ yếu vào điểm thi THPT quốc gia, nhưng quan điểm của tôi là nên dừng thi 1 năm.

Lý  do chính mà tôi không ủng hộ phương án thi chính là chi phí. Tất cả chúng ta đều biết, dịch COVID-19  đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước nhà kể cả thu nhập của phụ huynh. Việc tiêu tốn hàng ngàn tỷ và công sức của toàn xã hội là không nên vì cần phải tập trung nguồn lực cho sự phát triển sau dịch. Nếu không tổ chức thi, chỉ xét tốt nghiệp thì cũng không ảnh hưởng lớn đến vấn đề tuyển sinh của nhà trường. 

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.