Xung đột Ukraine bao trùm kỳ họp của Liên Hợp Quốc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc họp trong tuần này là dịp diễn ra những vận động quyết liệt, giữa một bên là Mỹ và các đồng minh và một bên là Nga, để giành được sự ủng hộ trong vấn đề Ukraine, bên cạnh những vấn đề nóng khác như nạn đói và khủng hoảng khí hậu.
Xung đột Ukraine bao trùm kỳ họp của Liên Hợp Quốc ảnh 1

Kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại New York. (Ảnh: Reuters)

Với việc khôi phục cách thức họp trực tiếp, các tổng thống và thủ tướng gặp nhau tại New York (Mỹ), trong đó có nhiều người bay sang từ London (Anh), nơi ngoại giao diễn ra bên lề lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II.

Đại hội đồng vừa thông qua với số phiếu 101-7, cùng 19 phiếu trắng, để cho phép Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trước cơ quan này bằng hình thức ghi hình, trao cho ông ngoại lệ vì các diễn giả đều phải xuất hiện trực tiếp.

Ấn Độ bỏ phiếu ủng hộ ông Zelensky, sau khi Thủ tướng Narendra Modi công khai nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng “giờ không phải lúc chiến tranh”, khi hai người gặp nhau tại Uzbekistan. Ông Putin nói rằng ông hiểu “những quan ngại” của Ấn Độ, nhắc lại những gì mà ông cũng đã nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đó.

Kỳ họp của Đại hội đồng diễn ra với hàng loạt phát biểu của các lãnh đạo, trong bối cảnh Ukraine đang triển khai chiến dịch phản công, đã lấy lại một số địa bàn và cáo buộc Nga đứng sau những mộ chôn tập thể ở Izium.

Vấn đề này có thể trở thành trọng tâm trong phát biểu của ông Zelensky và Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/9. Đại hội đồng sẽ triệu tập một hội nghị cấp bộ trưởng vào sáng 22/9, dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, tập trung vào trách nhiệm gây ra tội ác chiến tranh ở Ukraine. Mátxcơva bác bỏ những cáo buộc mà Kiev đưa ra, cho rằng đó chỉ là chiến dịch bôi nhọ.

Năm nay không có bữa trưa truyền thống giữa các bộ trưởng của 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dự kiến sẽ phát biểu vào ngày 24/9, khi hầu hết các bộ trưởng đã rời đi.

Dù có sự đồng thuận lớn trong Đại hội đồng về số phận của Ukraine, nhiều nước nghèo khó chịu khi cuộc xung đột lấn át hết vấn đề nạn đói và khủng hoảng khí hậu đang gây ra những thảm hoạ nghiêm trọng ở nam bán cầu.

Nga và phương Tây đổ lỗi cho nhau gây ra tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi, hậu quả của tình trạng gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng trên Biển Đen của Ukraine.

Ông Lavrov vừa có chuyến thăm châu Phi, trong đó mô tả Nga là nạn nhân trong cuộc chiến với phương Tây và nhấn mạnh việc Nga ủng hộ các phong trào phi thực dân hoá.

Để tăng sự ủng hộ tại Đại hội đồng, Mỹ đã từ bỏ quan điểm không ủng hộ cải tổ các cơ quan của Liên Hợp quốc như Hội đồng Bảo an, để có thêm nhiều đại diện quốc gia hơn.

Về vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các tổ chức quốc tế Michele Sison phát biểu ngày 14/9: “Chúng tôi không tin rằng Mỹ nên ủng hộ một nguyên trạng đã lỗi thời”.

Hiện có những kế hoạch khác nhau về việc thay đổi thành viên của Hội đồng Bảo an, nhưng đều bị Nga và Trung Quốc phủ quyết, nên sự thay đổi quan điểm của Mỹ khó có thể dẫn để cải cách cụ thể nào.

Theo Guardian
MỚI - NÓNG