Xu hướng lắp ráp loạt mẫu ô tô ăn khách tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - 9 trong 10 mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam hiện nay là những xe được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo công bố của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), có thể thấy 8 trong 10 mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 là những mẫu xe đang được lắp ráp trong nước. Tới tháng 7/2021, thêm một mẫu xe trong danh sách này là Ford Ranger cũng chuyển từ nhập khẩu Thái Lan sang lắp ráp.

Xu hướng chuyển sang lắp trong nước của nhiều hãng xe đã bắt đầu từ 1-2 năm nay. Mùa hè 2020, thị trường cùng lúc đón nhận chiếc Xpander được lắp ráp tại Việt Nam, cùng lúc đó là chiếc Honda CR-V cũng có phiên bản được sản xuất trong nước.

Với chiếc Xpander, giá của xe không thay đổi, còn CR-V dù tăng giá nhẹ nhưng người dùng được bổ sung thêm nhiều tính năng, công nghệ mới.

Trước đó trong năm 2019, chiếc Toyota Fortuner cũng đã được chuyển sang lắp ráp trong nước sau một thời gian nhập khẩu từ Indonesia.

Có thể thấy, nhiều mẫu xe từng được lắp trong nước, sau đó nhập khẩu. Khi đó là thời điểm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN với quy định thuế 0% mặt hàng ô tô, xe máy, linh phụ kiện có hiệu lực. Xe nhập khẩu từ các nước trong khu vực với mức thuế 0% trở nên hấp dẫn hơn.

Nhưng trong những năm gần đây, Nghị định 116 được ban hành đã khiến cho các hãng nhập khẩu xe mất thêm thời gian kiểm định chất lượng xe theo lô. Năm 2020, dịch bệnh ở các nước xuất khẩu nhiều xe cho Việt Nam lan rộng, việc sản xuất ở các nước ASEAN bị thiếu nhân công, gặp vấn đề về chuỗi cung ứng.

Ngoài ra trong năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ cho xe lắp ráp trong nước cũng đã được áp dụng. Kết hợp của những điều này, các thương hiệu xe trong nước đã dần lựa chọn quay về lắp ráp để ổn định và chủ động hơn trong cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Xu hướng lắp ráp loạt mẫu ô tô ăn khách tại Việt Nam ảnh 1

Ford Ranger được lắp ráp trong nước.

Đại diện của Ford Việt Nam từng chia sẻ về quyết định lắp ráp mẫu xe Ranger rằng: “Với việc đưa vào lắp ráp, thời gian khách hàng nhận xe sẽ được rút ngắn hơn so với nhập khẩu”.

Thế nhưng để đạt được hiệu quả của việc lắp ráp trong nước, các hãng xe cần đảm bảo được cả 2 yếu tố: Chất lượng và sản lượng.

Khách hàng trong nước từ lâu nay đã có quan niệm về việc xe nhập khẩu luôn tốt hơn xe trong nước. Dù rằng về thiết kế kỹ thuật giữa 2 phiên bản không có sự khác biệt. Để giải quyết vấn đề này, các hãng xe khi chuyển sang lắp ráp đều khẳng định chất lượng xe không có sự khác biệt do các linh kiện, phụ tùng đều được nhập khẩu. Thậm chí nhiều mẫu xe khi lắp ráp trong nước đã được các hãng “mạnh tay” lắp thêm trang bị để tăng sức cạnh tranh.

Ở yếu tố sản lượng, chỉ tính riêng 8 mẫu xe trong danh sách bán chạy nhất Việt Nam được lắp ráp trong nước, nửa đầu năm 2021 đã đạt con số 62.536 xe. Theo số liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong cả năm 2020, nếu tính tổng mọi loại hình lắp ráp, sản xuất xe trong nước, tổng số lượng xe đã đạt 323.892 xe.

Bộ Công Thương đánh giá, trong 3 năm trở lại đây, sản lượng sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi đã đáp ứng được 70% nhu cầu trong nước.

Với những hiệu quả và cơ hội sắp tới, rất có thể xu hướng chuyển về lắp ráp trong nước sẽ được mở rộng sang các thương hiệu khác dù không trong top những xe bán chạy hàng đầu thị trường. Mới đây một số thông tin cho biết, cả MG và Suzuki đang có ý định chuyển sang lắp ráp một số mẫu xe bán chạy của họ do nước cung cấp xe như Indonesia bị tình trạng thiếu linh kiện lắp ráp.

MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).