Xem phim 3D: Tiềm ẩn những rối loạn sinh học trong cơ thể người

Xem phim 3D: Tiềm ẩn những rối loạn sinh học trong cơ thể người
Song song với thành tựu kỹ thuật phi thường mà hiệu ứng hình ảnh không gian 3 chiều (3D) mang lại, đáp ứng thị hiếu thưởng thức nghệ thuật của công chúng 5 châu, là nỗi trăn trở của giới khoa học về tác động của dạng “phim nổi” thế hệ mới đối với sức khỏe của con người.

Xem phim 3D: Tiềm ẩn những rối loạn sinh học trong cơ thể người

> Cảnh giác khi cho trẻ xem phim 3D 

Song song với thành tựu kỹ thuật phi thường mà hiệu ứng hình ảnh không gian 3 chiều (3D) mang lại, đáp ứng thị hiếu thưởng thức nghệ thuật của công chúng 5 châu, là nỗi trăn trở của giới khoa học về tác động của dạng “phim nổi” thế hệ mới đối với sức khỏe của con người.

Nỗi hoảng sợ của con trẻ khi tiếp xúc với những hoạt cảnh 3D “quái dị”
Nỗi hoảng sợ của con trẻ khi tiếp xúc với những hoạt cảnh 3D “quái dị”.
 

Những ví dụ tiêu biểu khiến các nhà khoa học lưu tâm là trường hợp của một người đàn ông Trung Quốc, 43 tuổi, ở Đài Loan, đã đột tử trong khi đang xem bộ phim 3D ăn khách “Avatar” (Thiên sứ) của đạo diễn người Mỹ James Cameron vào đầu năm 2010; hay một người Mỹ ở tiểu bang Texas đã viết trên trang blog cá nhân mới đây, rằng ông ta bắt buộc phải đưa cậu con trai 14 tuổi của mình rời rạp phim nổi 3D, sau khi cậu bé có những triệu chứng bất an như chóng mặt, nhức đầu, suy nhược thần kinh...

Còn tạp chí trực tuyến Lesnumeriques.com hàng đầu nước Pháp vừa công bố kết quả khảo sát sâu rộng, cho thấy 33% số người được hỏi xem phim 3D mà không gặp bất cứ vấn đề gì, 27% cảm thấy nôn nao khó chịu, 22% phàn nàn bị mất tự chủ, 11% số người được hỏi thể hiện các triệu chứng khác của sự mất tự tin và 7% cảm thấy nhức đầu dữ dội.

Xem phim 3D: Tiềm ẩn những rối loạn sinh học trong cơ thể người ảnh 2
 

Một nhóm các nhà khoa học của Trường đại học Tổng hợp Berkeley ở tiểu bang California (Mỹ), do Giáo sư tâm lý học và công nghệ sinh học nổi tiếng Martin Banks đứng đầu, sau một thời gian dày công nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các phản ứng khác nhau của cơ thể con người liên quan đến hiệu ứng hình ảnh của dạng phim 3D.

“Khi nhìn vào hình ảnh 3 chiều, cả 2 mắt đều tập trung tối đa vào màn hình phát sáng, đồng thời thị giác khán giả cũng có thể nhận biết được những hình ảnh ảo thể hiện ở cả phía trước và sau màn hình - Giáo sư M. Banks giải thích - Qua thực nghiệm với 24 tình nguyện viên ở đủ lứa tuổi khác nhau, chúng tôi đã rút ra được kết luận rằng, kích thước màn hình, cũng như vị trí của người xem là những tác nhân chủ yếu gây khó chịu cho hệ thần kinh thị giác, tiềm ẩn những rối loạn tác động đến nhịp điệu sinh học trong cơ thể con người. Do vậy hiệu ứng hình ảnh 3D có thể gây ra chứng mệt mỏi bất thần cho khán giả”.

Còn Giáo sư bác sĩ nhãn khoa James Sutton, Giám đốc Bệnh viện mắt ở London (Anh) chỉ ra cụ thể hơn: “Thông thường phim 3D có tần suất hình ảnh cực lớn, với chỉ số trung bình là 144 fps (fps là đơn vị đo lường về số khung hình hiển thị trong một giây đồng hồ), buộc não bộ phải phát ra các xung điện sinh học nhiều hơn bình thường, cốt để điều chỉnh cơ mắt phù hợp với việc theo dõi nội dung phim. Hệ quả là cả đôi mắt cũng như trí óc của người xem đều trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Đối với nhiều người, đặc biệt là trẻ em nếu tiếp xúc với hiệu ứng hình ảnh không gian 3 chiều quá dài, như xem phim hay chơi game có thể phát sinh hiện tượng đau đầu và chóng mặt. Ở chỗ chúng tôi thường cấp cứu những ca bệnh nặng do vừa xem xong một bộ phim 3D dài 2 tiếng đồng hồ, thậm chí có cả những trẻ em chỉ mới chơi game 3D 15 phút”.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của M. Banks cũng đi sâu phân tích căn cứ trên số liệu thử nghiệm đối với các tình nguyện viên, cho thấy sự nhấp nháy liên tục của hình ảnh 3D có thể tạo ra những cơn co giật toàn thân y như của người bị chứng động kinh. Riêng Giám đốc J. Sutton còn cho rằng, kính dùng để xem phim nổi 3D cũng ảnh hưởng phần lớn đến sức khỏe của người xem.

“Tại các rạp chiếu bóng người ta thường đưa kính với các thông số kỹ thuật giống hệt nhau cho khán giả. Đúng ra là phải có kính với các thông số kỹ thuật tương ứng dành cho các đối tượng khán giả khác nhau, nhất là với phụ nữ và trẻ em. Kích thước của kính nếu không phù hợp với người đeo, đặc biệt là khoảng cách giữa 2 tròng kính cũng có thể gây chóng mặt và đau đầu”, bác sĩ J. Sutton cho biết thêm.

Tóm lại, lời khuyên hữu ích của giới khoa học là không nên “sa đà” với hiệu ứng công nghệ 3D.

“Việc tiếp xúc với hiệu ứng hình ảnh không gian 3D trong thời lượng ngắn có thể giúp chúng ta rèn luyện cơ mắt, thích ứng với bối cảnh của lối sống công nghiệp đa dạng và đa sắc. Riêng với con trẻ, tốt nhất không nên xem phim 3D quá 20 phút mỗi ngày, đồng thời phải tuân thủ các quy tắc an toàn nếu cơ thể cảm thấy khó chịu nên dừng lại ngay”, Giáo sư M. Banks kết luận

Theo Quang Phú
An Ninh Thế Giới

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.