Hành trình vì Khát vọng Việt là chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Trung Nguyên và sự tiếp sức của nhiều nhân vật sáng tạo Việt Nam và thế giới, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước như Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA, Alphabooks,… diễn ra trên cả nước (từ thành thị đến nông thôn) kéo dài từ tháng 10/2013 tới tháng 2/2014.
Chương trình nhằm xây dựng và trao tặng tủ sách thành công làm giàu bền vững, tạo bản đồ dẫn lối thành công, cùng vun đắp hoài bão và chí hướng lớn cùng thế hệ thanh niên mới với tinh thần “Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được thì ta làm được và làm tốt hơn.”
Góp mặt ở vòng chung kết 1 toàn quốc gồm 5 đội là ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Quốc tế – ĐHQG TP HCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Tây Nguyên 1 (Khoa Kinh tế) và ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng).
Các đội vào vòng chung kết được tuyển chọn từ 30 trường đại học trên cả nước và phải trải qua vòng loại ở 5 khu vực gồm miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Nam, với trọng tâm của cuộc thi là “Sáng tạo tương lai”.
Đông đảo khán giả ủng hộ các đội thi. |
Tại vòng chung kết 1, đội ĐH Cần Thơ đưa ra ý tưởng “Rau sạch và dịch vụ thiết kế vườn rau an toàn” khi cho rằng việc kinh doanh rau quả sạch cần có sự hợp tác với trường ĐH Cần Thơ để các cơ sở kinh doanh có thêm trang thiết bị, chuyên gia kiểm định chất lượng rau an toàn, giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu. Sau khi tạo được uy tín và thương hiệu, sẽ tiến hành tự trồng trên diện rộng, cung ứng cho thị trường không chỉ người tiêu dùng mà còn phân phối cho các siêu thị, nhà hàng… Bên cạnh đó, nếu dự án thành công sẽ giúp nông dân thiết kế được vườn rau công nghệ thủy canh- một công nghệ hiện đại chưa được phổ biến rộng rãi, đồng thời hướng tới mục tiêu xấy dựng thương hiệu rau an toàn cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cổ vũ nhiệt tình. |
Cũng là một dự án liên quan đến rau sạch đó là dự án “Nâng tầm nông sản Việt” của đội ĐH Nông nghiệp Hà Nội khi sử dụng công nghệ Việt Gap và nguồn nước tự nhiên từ suối Thác Bạc để trồng rau su su.
Các đội thi đặt câu hỏi cho nhau. |
Trong khi đó, đội ĐH Tây Nguyên lại đưa ra dự án “Liên minh các hộ kinh doanh heo rừng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuộc” khi thực hiện mô hình liên doanh theo hình thức hợp tác xã với người chăn nuôi heo rừng nhằm cung cấp thịt heo tươi ngon, chất lượng và có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
2 đội ĐH Bách Khoa Đà Nẵng và ĐH Cần Thơ giành giải 20 triệu đồng.. |
Còn đội ĐH Bách khoa Đà Nẵng đưa ra đề án “Xây dựng và thương mại hóa phần mềm hướng dẫn du lịch điện tử- Itourguide- BK trong việc cung cấp phần mềm hướng dẫn viên du lịch và các dịch vụ hỗ trợ du lịch kèm theo.
3 đội ĐH Quốc Tế, ĐH Nông nghiệp Hà Nội và ĐH Tây Nguyên vui mừng bước vào vòng chung kết.. |
Khác với các đội trên là dự án được cho là khá mới lạ và thú vị của ĐH Quốc Tế khi ứng dụng phân bò vào công nghiệp làm giấy.
Kết quả cuối cùng của vòng chung kết 1, đội ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Quốc tế – ĐHQG TP HCM và ĐH Tây Nguyên 1 (Khoa Kinh tế) đã xuất sắt bước vào vòng chung kết cuối cùng. 2 đội ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) và ĐH Cần Thơ buộc phải dừng lại với chương trình và nhận giải thưởng 20 triệu đồng.
Tối nay, 3 đội ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Quốc tế – ĐHQG TP HCM và ĐH Tây Nguyên sẽ bước vào vòng thi chung kết cuối cùng. Kết quả sẽ được công bố vào đem gala Hành trình “Vì khát vọng Việt” đêm 23/11 tại Dinh Thống Nhất, TP HCM.