Vụ vỡ đập thuỷ điện ở Lào: Vẫn còn 131 người mất tích

Nhiều người dân ở vùng bị ảnh hưởng đã được đưa tới nơi lánh nạn an toàn. Ảnh: Vientiane Times.
Nhiều người dân ở vùng bị ảnh hưởng đã được đưa tới nơi lánh nạn an toàn. Ảnh: Vientiane Times.
TP - Theo đại diện chính phủ Lào, các nhân viên cứu hộ vẫn đang tìm kiếm 131 người mất tích kể từ ngày 23/7 khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian- Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu.

Trả lời Vientiane Times, chủ tịch huyện Sanamxay (nơi xảy ra tai nạn), ông Bounhome Phommasanecho biết, tính đến nay mới tìm thấymột thi thể.Trước đó, báo chí Lào và nước ngoài đưa tin có ít nhất 19 người thiệt mạng.

“Những bản tin này lấy từ các nguồn coi những người mất tích là đã chết.Tôi không thể xác nhận là họ đã chết hay còn sống vì chúng tôi chưa tìm được họ,” ông Phommasane cho biết.Ông giải thích thêm, có thể 19 người được cho là thiệt mạng nằm trong số 131 người mất tích kia.

Ngày 26/7, một quan chức của công ty điện lực Xe Pian- Xe Namnoy cho biết, công ty này sẽ nhận hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, căn cứ theo thỏa thuận nhượng quyền về tác động của vụ vỡ một nhánh của đập thủy điện Xe Pian- Xe Namnoy gây ra ngập lụt huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/7, quan chức này cho biết: “Liên quan tới vấn đề bồi thường, tôi tái khẳng định rằng sẽ dựa trên thỏa thuận nhượng quyền, tất cả các sự cố liên quan đến việc xây dựng đập thì nhà phát triển dự án phải chịu trách nhiệm 100%”.

Một quan chức cao cấp khác của công ty nói với Vientiane Times rằng, công ty không phủ nhận trách nhiệm về vụ ngập lụt và hậu quả , tuy nhiên chưa thể cung cấp chi tiết về các khoản bồi thường, dù đã xác nhận điều này với các lãnh đạo cấp cao của chính phủ và tỉnh Attapeu.

Bộ trưởng Năng lượng và Khai mỏ Lào Khammany Inthirath cho biết, nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ, các nhà phát triển dự án và các cơ quan liên quan sau cứu trợ khẩn cấp là tập trung vào việc khôi phục sinh kế của những người bị ảnh hưởng. Ông nói rằng, kinh phí của tất cả công việc khắc phục là trách nhiệm của các nhà phát triển dự án.

Hiện nay, nhiều người đang bàn kế hỗ trợ những đứa trẻ bị mất gia đình, người thân trong lũ lụt. Nhiều ý kiến cho rằng, sự hỗ trợ nên bao gồm cả việc cung cấp quỹ giáo dục cho những người có nhu cầu.

1.000 chiến sĩ Việt Nam sang Lào ứng cứu

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã triển khai gần 1.000 cán bộ chiến sĩ, quân y, hàng chục ô tô, xuồng máy, áo phao, xe cứu thương, nhà bạt… cùng 9 tấn lương khô sang Lào khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập thuỷ điện Xe Pian- Xe Namnoy.

Tính đến chiều 25/7, Quân khu đã huy động được 9 ô tô, 140 cán bộ, chiến sĩ, y tá, bác sĩ quân y, hỗ trợ 260 triệu đồng Việt Nam, 10 triệu kip Lào cùng lượng thuốc đủ cứu chữa cho 500 người và được trực thăng của Bộ Quốc phòng Lào đưa đến địa điểm ngập lụt để phối hợp với nước bạn khắc phục hậu quả, cứu giúp người bị nạn.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho đến ngày 26/7, chưa phát hiện trường hợp người Việt mất tích; 15 hộ gia đình người Việt sống trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ đã được sơ tán đến khu vực an toàn; 26 công nhân của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã được đưa về trụ sở của công ty tại Attapeu để sớm về nước.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào và tại các nước lân cận chịu ảnh hưởng (Campuchia) tiếp tục theo dõi sát diễn biến vụ việc, chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các gia đình người Việt gặp khó khăn tại địa bàn và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại và cơ quan chức năng trong nước để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

Chiều 26/7, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trao cho Ðại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam Thongsavanh Phomvihane  200.000 USD của Chính phủ Việt Nam hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Lào khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attapeu vừa qua.
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.