Vụ Quản lý Đê điều lên tiếng vụ trồng cây lâu năm xâm phạm đê sông Đáy

Hàng cây lâu năm trồng xâm phạm đê sông Đáy (địa phận tỉnh Ninh Bình).
Hàng cây lâu năm trồng xâm phạm đê sông Đáy (địa phận tỉnh Ninh Bình).
TPO - Lãnh đạo Vụ Quản lý đê điều (Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Bộ NN&PTNT) cho biết, đã có văn bản chỉ đạo kiên quyết xử lý hành vi ngang nhiên trồng hàng trăm câu lâu năm xâm hại đê sông Đáy (tại địa phận xã Khánh Thiện và Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) mà Báo Tiền Phong phản ánh.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Đức Luận, Vụ trưởng Vụ Quản lý đê điều (Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi nắm được thông tin mà Tiền Phong phản ánh, đã có chỉ đạo Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình lập đoàn thanh tra, lập biên bản vi phạm. Ngoài ra, còn có văn bản đôn đốc tỉnh này kiên quyết xử lý vi phạm, yêu cầu phải nhổ toàn bộ hàng cây mới được trồng đó đi.

Vụ Quản lý Đê điều lên tiếng vụ trồng cây lâu năm xâm phạm đê sông Đáy ảnh 1 Việc trồng cây lâu năm cạnh đê khiến dễ cây ăn vào thân đê, gây hỏng đê, là hành vi bị cấm.

Trước đó, Tiền Phong phản ánh, tại địa phận xã Khánh Thiện và Khánh Tiên (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), hàng trăm câu lâu năm được một người dân trồng xâm hại đê sông Đáy. Đây là hành vi bị cấm, lực lượng chức năng đã lập biên bản, xử phạt và yêu cầu trả lại nguyên trạng. Khoảng 300m đê sông Đáy (đê cấp II) thuộc địa phận xã Khánh Thiện và Khánh Tiên bị người dân tự ý đào hố, trồng cây dọc hai bên chân đê. Lực lượng chức năng xác định những cây này (chủ yếu là cây phượng và bằng lăng) có chiều cao từ 3 - 4 mét. Việc trồng cây lâu năm cạnh đê khiến rễ cây ăn vào thân đê, gây hỏng đê nên đây là hành vi bị cấm.

Ông Đỗ Hồng Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thiện cho biết, ngày 23, 24/10, UBND xã đã phối hợp với Hạt Quản lý Đê điều Yên Khánh (Chi Cục Thủy lợi Ninh Bình) lập hai biên bản đối với các hành vi trồng cây, nạo vét xâm phạm đê điều. Người vi phạm được xác định là ông Đỗ Thành Tâm (là người địa phương), có ra làm việc với đoàn nhưng không ký vào biên bản. “Thẩm quyền của UBND xã chỉ xử phạt tối đa là 5 triệu đồng. Với mức này đối với họ không là gì. Người này (vi phạm) có quan hệ nên rất khó xử lý”, ông Dũng nói.

Vụ Quản lý Đê điều lên tiếng vụ trồng cây lâu năm xâm phạm đê sông Đáy ảnh 2 Một tháng qua những cây lâu năm được trồng trái phép bị lập biên bản xử phạt nhưng vẫn chưa được di dời.

Đại diện Hạt Quản lý Đê Điều Yên Khánh cho hay, đã có 86 cây được trồng trên cơ đê (dọc hai triền đê sông Đáy đoạn giáp gianh hai xã Khánh Thiện và Khánh Tiên). Sau khi lập biên bản đoàn đã yêu cầu người vi phạm khắc phục trả lại hiện trạng. Theo quy định thời gian khắc phục là 3 ngày kể từ thời điểm lập biên bản.

Đến nay (ngày 23/11) những cây lâu năm được trồng trái phép tại chân đê sông Đáy vẫn chưa được di dời.

Các lãnh đạo ở đây còn cho biết thêm, người vi phạm trồng cây trên đê còn đang dựng nhà khung sắt trái phép và nạo vét, đào đất khu vực ngoài đê. Cơ quan chức năng cũng đã bị lập biên bản hành vi này. Hiện tại, khu vực này đang hình thành các cảnh quan giống như một khu du lịch sinh thái.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch Quảng Nam trả lời việc doanh nghiệp xin cấp phép thăm dò vàng
Chủ tịch Quảng Nam trả lời việc doanh nghiệp xin cấp phép thăm dò vàng
TPO - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khu vực doanh nghiệp đề xuất khoan thăm dò không thuộc khu vực cấm, khu vực thuộc đất quốc phòng an ninh, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Vấn đề ô nhiễm môi trường hay không do Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đánh giá, việc xem xét cấp phép hay không do Trung ương quyết định.