Vốn rẻ ê hề, khách vay hờ hững

Các ngân hàng gặp khó khăn khi giải ngân.
Các ngân hàng gặp khó khăn khi giải ngân.
Lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng (NH) đã giảm xuống dưới cả trần huy động, song vẫn khó giải ngân.

Vốn rẻ ê hề, khách vay hờ hững

Chính sách tiền tệ bộn việc đang chờ

Lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng (NH) đã giảm xuống dưới cả trần huy động, song vẫn khó giải ngân.

Các ngân hàng gặp khó khăn khi giải ngân.
Các ngân hàng gặp khó khăn khi giải ngân..

Mạo hiểm tìm khách vay

Lãnh đạo các NH cho biết, không chỉ với những doanh nghiệp (DN) tốt mới vay lãi suất rẻ mà ngay cả với các khách hàng đã có lịch sử về nợ xấu cũng được xem xét để hỗ trợ vốn, lãi suất thấp.

Theo lãnh đạo VietinBank, để chia sẻ khó khăn đối với khách hàng, nhất là DN, thì ngoài việc cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cũng phải có phương án tài trợ vốn để khách hàng tiếp tục hoàn thành các dự án sản xuất, hay tiếp tục kinh doanh.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Phó tổng giám đốc DongA Bank, cũng cho hay, trong 9 tháng qua, NH tập trung chủ yếu vào việc tái cơ cấu nợ cho DN.

"Chúng tôi xuống tận nơi để cùng DN tìm cách tháo gỡ khó khăn, đồng thời hỗ trợ vốn cho khách hàng tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh", bà Vân cho biết. Thực tế, lãi suất cho vay tại DongA Bank hiện chỉ dao động 8 - 10%/năm.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn có Công văn 7558 chỉ đạo các NH tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN có nợ xấu được vay mới. Theo đó, nếu DN có nợ xấu tại NH nhưng đang có phương án sản xuất, kinh doanh mới, NH sẽ xem xét tính khả thi, hiệu quả để tính toán cho vay.

Có thể nói, với chủ trương này, các DN sẽ có thêm điều kiện để xoay xở nguồn vốn, nhằm phục vụ cho dự án sản xuất, kinh doanh. Vì thực tế, NH vẫn rất ngại cung ứng vốn cho DN đã có tiền sử nợ xấu, do lo ngại rủi ro gia tăng.

Tuy nhiên, để có thể thu được nợ cũ, NH phải nỗ lực tái cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay để giúp khách hàng thoát khỏi khó khăn, tiếp tục sản xuất, kinh doanh và trên cơ sở đó mới có thể thu hồi các khoản nợ cũ. Qua đó, cũng giúp NH tăng trưởng tín dụng, nhất là trong các tháng cuối năm, nhu cầu vốn thường cao.

Vẫn khó thông

Thế nhưng, vốn vẫn khó thông, tín dụng không thể chảy, vì sức hấp thụ vốn của nền kinh tế không cao. Các DN không có nhu cầu về vốn vì cho rằng, vay trong thời điểm này không biết để làm gì khi hàng hóa làm ra không thể tiêu thụ trong bối cảnh sức mua yếu, tồn kho tăng...

Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân cho biết, mặc dù đã ra sức cơ cấu lại nợ, giãn nợ và giảm lãi suất và kể cả cho vay mới khi DN chưa trả được nợ cũ, nhưng nhu cầu vốn của DN lúc này không có.

Vì thế, để kỳ vọng đẩy được tín dụng lúc này rất khó và đây cũng là lý do lý giải vì sao tăng trưởng dư nợ tín dụng của DongA Bank trong 9 tháng đầu năm nay cũng chỉ mới dương được 1,2% so với chỉ tiêu NH đưa ra ban đầu khoảng 9%.

Dù triển khai nhiều sản phẩm lãi suất rẻ, nhưng lãnh đạo của VietinBank cho biết, nguồn vốn khả dụng đang ứ đọng tại NH này là rất lớn và kỳ vọng đẩy được tín dụng tăng trưởng trong mùa kinh doanh của DN cuối năm.

Theo ông Trần Xuân Quảng, Phó tổng giám đốc Maritime Bank, so với thời điểm này các năm trước đây, nhu cầu vốn của DN hiện nay không cao bằng. Nguyên nhân kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn.

"Nhu cầu về đầu tư mở rộng sản xuất của các DN thấp hơn nhiều so với các năm, việc tính toán lựa chọn triển khai dự án cũng rất thận trọng. Từ thực tế khó khăn cũng khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, hạn chế sức tiêu thụ hàng hóa của DN", ông Quảng chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank, cho rằng, chủ trương của NH là không hạ chuẩn tín dụng, song trong bối cảnh thị trường hiện nay nếu không có sự chia sẽ cùng khách hàng thì không thu được nợ cũ.

Do đó, theo ông Dũng, Eximbank đã từng bước cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, phí phạt và mua lại tài sản của DN đắt hơn giá thị trường, sau đó bán lại với giá rẻ hơn thị trường để thu được vốn.

Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi được cơ cấu lại nợ, nhu cầu vốn của DN vẫn không cao, kể cả khi mùa vụ kinh doanh cuối năm đã bắt đầu. Vì vậy, kỳ vọng tín dụng tăng trong lúc này rất khó. Dư nợ của Eximbank 8 tháng đầu năm cũng chỉ mới đạt hơn phân nửa so kế hoạch đưa ra 15%.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, hiện lãi suất không phải là yếu tố quan trọng đối với DN khi vay vốn, bởi lãi suất đã và đang giảm rất nhanh, giảm mạnh.

Năm nhóm lĩnh vực ưu tiên lãi suất cho vay không quá 9%/năm. Thậm chí, trong một số chương trình cho vay nhà ở, tiêu dùng... lãi suất đã về mức hợp lý nhất của thời kỳ trước suy thoái 2008.

Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, khó khăn về thị trường và hàng tồn kho vẫn là khó khăn lớn tác động đến DN. Vì vậy, với mục tiêu tín dụng 12% năm nay là điều không dễ kỳ vọng khi gần cuối tháng 10 dư nợ chỉ mới đạt hơn 6%.

Kết quả khảo sát của EuroCham về kế hoạch đầu tư trong quý IV/2013 cho thấy, có 41% các DN tham gia khảo sát dự kiến sẽ tăng đầu tư vào Việt Nam (quý trước là 34%); 47% DN tiếp tục thể hiện sự lạc quan đối với triển vọng nền kinh tế. Số lượng DN đánh giá tiêu cực giảm từ 28% của quý trước xuống còn 24%. Bên cạnh đó, sự lo ngại về ảnh hưởng của lạm phát đối với môi trường kinh doanh ở Việt Nam cũng giảm từ 43% của quý trước xuống còn 29%. Qua đó, có thể thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ triển khai đã và đang tạo được niềm tin cho cộng đồng DN.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.