Vốn FDI Trung Quốc dồn dập vào Việt Nam

Chiến tranh thương mại khiến vốn FDI Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam. ảnh minh hoạ
Chiến tranh thương mại khiến vốn FDI Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam. ảnh minh hoạ
TPO - Trong 8 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu, vượt qua Hàn Quốc, Nhật Bản. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến dòng vốn FDI Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam.   

Tổng cục Thống kê cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước thu hút được 2.406 dự án cấp phép mới, tăng 25,4%. Tổng vốn đăng ký đạt 9,1 tỷ USD, giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với gần 1,9 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản đã tụt xuống phía sau.

Trước đó, năm 2017, vốn FDI Trung Quốc và Hồng Kông đạt 3,7 tỷ USD, năm 2018 tăng lên 5,8 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2019 đã đạt 7,59 tỷ USD.

Theo nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, trong điều kiện chuyển đổi công nghệ mới, Trung Quốc có xu hướng đẩy công nghệ cũ ra nước ngoài. Tuy nhiên, quan trọng nhất là quyền lựa chọn nhà thầu, công nghệ, dự án đầu tư của Việt Nam.

“Chúng ta vay vốn Trung Quốc phải có điều kiện giám sát chặt trong nước. Như trường hợp của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chậm, có lỗi của cơ quan quản lý của Việt Nam thay đổi kết cấu, giám sát chưa chặt chẽ. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực để lựa chọn nhà thầu, lựa chọn vốn đầu tư, tránh việc ham giá rẻ như trước đây”, ông Tuyển khuyến cáo

Bên cạnh đó, cả nước còn có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,98 tỷ USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm nay đạt 13,1 tỷ USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng còn có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 872 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,9 tỷ USD và 4.363 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,61 tỷ USD.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.807,1 triệu USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản ở vị trí thứ 2 với 852,3 triệu USD, chiếm 9,3%.

MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.
Tuần này VN-Index tiếp tục dò đáy?
Tuần này VN-Index tiếp tục dò đáy?
TPO - VN-Index giảm trong tuần qua, khối ngoại bán ròng kéo dài. Nhận định của một số chuyên gia, công ty chứng khoán cho thấy, trong tuần này VN-Index sẽ tiếp tục hành trình dò đáy trong ngắn hạn.