Vòm Stinger: 'Bảo bối' luyện bắn hạ máy bay bằng tên lửa vác vai

Hai lính Mỹ tập bắn hạ máy bay trong thao trường ảo. Ảnh: Foxtrot Alpha.
Hai lính Mỹ tập bắn hạ máy bay trong thao trường ảo. Ảnh: Foxtrot Alpha.
Để hướng dẫn các binh sĩ sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger tiêu diệt mục tiêu, Lầu Năm Góc đã lập một thao trường ảo phức hợp hiện đại được gọi là Mô hình mục tiêu di động cải tiến (IMTS), hay còn gọi là "Vòm Stinger".

Cơ sở khoa học ảo này sử dụng một màn hình mái vòm khổng lồ với 84 máy chiếu hình ảnh được kết nối với 7 máy tính. Hơn 100 loại máy bay có thể được hiển thị, bao gồm các UAV cỡ nhỏ bay ở tầm thấp, và nhiều kịch bản thời tiết và địa hình khác nhau được mô hình hóa với độ chính xác cao.

Tối đa 4 binh sĩ có thể luyện tập trong Vòm Stinger tại bất kỳ thời điểm nào và mỗi chuyên gia về phòng không của Lục quân có 72 giờ để lên lớp huấn luyện.

Vòm Stinger: 'Bảo bối' luyện bắn hạ máy bay bằng tên lửa vác vai ảnh 1

Stinger hoạt động trong chiến đấu theo nhóm 2 người. Ảnh: Foxtrot Alpha.

IMTS ra đời nhằm giảm chi phí đào tạo và đa dạng hóa nhiều mục tiêu hơn. Trong các buổi học mô phỏng, giảng viên có thể kích thích khả năng của học viên trong việc phân biệt các mục tiêu bạn, thù và nhanh chóng tấn công mục tiêu nếu cần thiết.

Ngoài ra, vì hệ thống trên rất linh hoạt, nó giúp giáo viên hướng dẫn có thể phát hiện những khuyết điểm của học viên, hoặc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng để khai thác tối đa hiệu quả.

Vòm Stinger: 'Bảo bối' luyện bắn hạ máy bay bằng tên lửa vác vai ảnh 2

Thao trường ảo dùng màn hình khổng lồ hiển thị 100 loại máy bay mục tiêu. Ảnh: Foxtrot Alpha.

Theo trang Defense Systems, mỗi tên lửa Stinger có chi phí khoảng 120.000 USD. Với sự xuất hiện của IMTS, quân đội Mỹ cho biết mô hình khổng lồ trên giúp họ tiết kiệm ít nhất 600.000 USD cho mỗi học viên.

Tuy nhiên, quân đội Mỹ thừa nhận không gì có thể so sánh với những tình huống thực trên chiến trường.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG