Vô sinh vì dùng thuốc kích thích trứng

Vô sinh vì dùng thuốc kích thích trứng
Các thầy thuốc cảnh báo: Tùy tiện dùng thuốc kích thích buồng trứng rất dễ bị vô sinh, sinh con dị tật, đa thai, đẻ non…

Vô sinh vì dùng thuốc kích thích trứng

 > Để có đời sống tình dục an toàn

 > Yên xe máy bị nóng dẫn đến... vô sinh

Các thầy thuốc cảnh báo: Tùy tiện dùng thuốc kích thích buồng trứng rất dễ bị vô sinh, sinh con dị tật, đa thai, đẻ non…

Nên tìm đến các bác sĩ sản khoa để có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản
Nên tìm đến các bác sĩ sản khoa để có thêm kinh nghiệm trong
việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: T.L

Các bác sĩ khoa Sản BV Nhân dân Gia định (TPHCM) đã "toát mồ hôi" vì ca mổ sinh tư đẻ non hy hữu của một sản phụ từ Long An. Sản phụ này mới 21 tuổi, đã đi chữa vô sinh và được cho uống thuốc kích thích trứng rụng để mau có con. Các thầy thuốc cảnh báo: Tùy tiện dùng thuốc kích thích buồng trứng rất dễ dẫn tới vô sinh, sinh con dị tật, đa thai, đẻ non…

Nguy cơ gây vô sinh, đa thai, dị tật

Theo các bác sĩ khoa Hiếm muộn, BV Từ Dũ TPHCM: Tỷ lệ phụ nữ mới lập gia đình chưa có dấu hiệu hiếm muộn nhưng vẫn đến đề nghị cho sử dụng thuốc kích thích buồng trứng (KTBT) đang tăng lên trong thời gian gần đây. Hiện tượng này xuất phát bởi thông tin truyền miệng: Dùng thuốc này sẽ mau có thai...

Chị L.T.T.(Q.3, TP HCM) có thai tự nhiên được 1 tháng thì không may bị hỏng. 6 tháng sau, chị "dính bầu" trở lại nhưng cũng không giữ được! Sốt ruột, T. đã đi điều trị tại một phòng khám tư khá nổi tiếng. Tại đây, T. đã được kê toa để dùng khá nhiều loại thuốc. Từ thuốc kích trứng đến thuốc tránh sảy thai... Kết quả dù chị cũng có thai 2 lần, nhưng một lần được 4 tháng thì hỏng, 1 lần chửa ngoài dạ con nên phải cắt bỏ một buồng trứng. Từ đó, T. liên tục dùng thuốc KTBT nhưng vô vọng! Chị tìm đến BV Từ Dũ để cầu cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận: Khả năng có con của chị là không thể!

Chị N.M.T (35 tuổi, Q.7, TP HCM) đã có con gái được 5 tuổi, quyết định sinh thêm bé thứ hai. Tuy nhiên, sau khi tháo bỏ vòng tránh thai, không áp dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào mà suốt 2 năm chị không thụ thai. Nghe mấy bà hàng xóm rỉ tai nhau, chị đã tìm đến phương pháp KTBT nhưng chờ mãi vẫn không thấy tín hiệu vui. Khi hai vợ chồng quyết định áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ BV Phụ sản Từ Dũ đã phát hiện: Chị đã nhiều lần sử dụng thuốc KTBT nhưng không đúng cách. Buồng trứng đã bị "teo", nếu muốn sinh con phải xin trứng của người khác. Chị T. nghe đọc kết quả mà nước mắt chứa chan...

Ths.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc BV Phụ sản Từ Dũ cảnh báo: "Nhiều phụ nữ đã tự tìm mua và uống để "giục" trứng chín sớm. Không chỉ uống một tháng mà họ còn uống trong nhiều tháng, thậm chí hàng năm. Trong khi các loại thuốc KTBT đều là thuốc phải có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Nếu tự mua uống có thể không đạt hiệu quả mong muốn".

Mua “thần dược” hơn mua rau

Ths.BS Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM chia sẻ: Ở Việt Nam, KTBT được sử dụng quá rộng rãi, bác sĩ nào chỉ định cũng được! Tuy nhiên khi dùng, bệnh nhân phải cẩn thận theo dõi tác dụng phụ và được bác sĩ tư vấn. Việc KTBT nếu có kết quả thì phụ nữ luôn phải đối mặt với hiện tượng đa thai. Lúc này, điều quan trọng nhất là được theo dõi và được tư vấn giảm thai.

Hiện trên các diễn đàn, trang mạng xã hội nhan nhản hướng dẫn cách uống, tiêm các loại thuốc kích thích trứng. Khá nhiều người thiếu hiểu biết, xem đó là một "thần dược" để điều trị hiếm muộn.

Mặc dù thuốc KTBT chỉ áp dụng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, phải được bác sĩ chỉ định, theo dõi chặt chẽ, song nhiều phụ nữ cơ thể phát triển bình thường, không hề có bệnh lý vẫn "hồn nhiên" mua thuốc uống để "thúc trứng chín". Trên một số diễn đàn mạng, rất dễ tìm thấy "lời khuyên", những kết quả "ngoài mong đợi" cho nhiều phụ nữ khi muốn dùng thuốc KTBT. Theo lời chỉ dẫn của các chị em: Hầu như tại các nhà thuốc đều có bán loại thuốc này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng, Lê Văn Sĩ (Q.3), Tô Hiến Thành (Q.10)..., chỉ cần hỏi mua thuốc KTBT là sẽ được giới thiệu ngay rất nhiều loại, có giá từ 5.000 - 25.000đ/viên mà chẳng cần đơn kê của bác sĩ.

Tại dãy nhà thuốc Tây trên đường Hai Bà Trưng, khi PV vào vai một người hiếm muộn, đi tìm mua thuốc KTBT, chủ tiệm nào cũng gật đầu: Có ngay! Ngoài danh sách các loại thuốc kích thích trứng do PV đưa ra, nhân viên nhà thuốc còn nhiệt tình giới thiệu thêm một số loại thuốc có cùng công thức, của các hãng dược khác nhau.

Tại nhà thuốc E. trên đường Hai Bà Trưng, khi chúng tôi hỏi tìm mua thuốc hiệu Clomid, nhân viên tại đây đã giới thiệu ngay bốn loại thuốc đều dùng để kích thích trứng. Khi hỏi về cách sử dụng, nhân viên quầy thuốc "tận tình" vào mạng tìm và in cho chúng tôi tờ "Hướng dẫn sử dụng". Nhân viên này còn tiếp thị thêm: "Có loại thuốc Duinum dùng được cho cả nam giới thiếu tinh trùng. Chị cứ mua cho ông xã. Cả hai cùng "phối kết hợp" là sẽ có kết quả ngay..."(?!).

Trong khi đó, theo cảnh báo của các bác sĩ, thuốc KTBT không nằm trong danh mục thuốc thiết yếu, chỉ có những người rụng trứng không thường xuyên hoặc các tế bào trứng không thể trưởng thành để có thể thụ thai... mới được chỉ định dùng. Nếu lạm dụng, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ đa thai, tạo ra nhiều nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Khi dùng thuốc này, thai phụ có nguy cơ đẻ non, thai nhi bị dị tật, mà đáng sợ nhất là điếc, mù mắt, trí tuệ kém phát triển... Người mẹ có khả năng bị nhiễm độc thai nghén, nhau tiền đạo, nhau bong non, băng huyết...

Lợi bất cập hại

Ths.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, thuốc KTBT được chia thành hai nhóm: Uống và chích. Dạng uống chủ yếu chứa dược chất clomiphene citrate, khá rẻ tiền, dễ mua nhưng có thể làm nội mạc tử cung mỏng nên giảm khả năng trứng làm tổ. Dạng chích tuy hiệu quả cao, nhưng phải đến cơ sở y tế, có chỉ định của bác sĩ, vì dễ có nguy cơ quá kích buồng trứng. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với bệnh nhân hiếm muộn. Lượng thuốc chích tùy theo mỗi người, 50 - 450 đơn vị/ngày, trung bình chích là 10-12 ngày, một số đáp ứng kém thì 15-20 ngày. Nếu uống thì dùng 5 ngày. Cả 2 loại đều cần có sự tư vấn, chỉ định của thầy thuốc.

Theo BS. Tuyết, khi dùng thuốc KTBT, đặc biệt là thuốc dạng chích sẽ đối diện hai biến chứng thường gặp: Quá kích buồng trứng và đa thai, tức có nhiều trứng rụng một lúc. Đa thai sẽ làm cho mẹ và con gặp nguy cơ rất cao. Đối với mẹ sẽ gây cao huyết áp, tiểu đường, còn với con thì dễ bị sinh non, dễ mắc các bệnh lý sơ sinh. Ở BV Phụ sản Từ Dũ, khi bệnh nhân được KTBT, nếu có thai sẽ được theo dõi thường xuyên, khoảng 6-7 tuần sẽ siêu âm, đánh giá xem có bao nhiêu thai. Nếu trên 2 thai, thầy thuốc sẽ chỉ định chủ động can thiệp giảm thai.

Theo Huyền Trang
Giadinh.net

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG