TP - Trong khi Bảo hiểm xã hội Hà Nội phải đối mặt với các hành vi trục lợi bảo hiểm y tế thì các bệnh viện lại than thở việc chậm thanh toán, gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị.
TPO - Đây là khẳng định của Thứ trưởng LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan tại buổi họp báo của bộ này chiều 20/9. Theo bà Lan, hiện có thực tế đáng lo ngại, là thời gian gần đây tỷ lệ người lao động nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần đang có xu hướng gia tăng.
TPO - Theo BHXH Việt Nam, thực tế thời gian qua cho thấy, chi phí khám chữa bệnh BHYT liên tục gia tăng qua các năm. Chỉ tính đến hết quý 1/2017 các cơ sở KCB đã đề nghị cơ quan BHXH thanh toán cho hơn 35,3 triệu lượt KCB với trên 17,5 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016. Với tốc độ gia tăng chi phí trong 5 tháng đầu năm 2017 và không có các giải pháp hữu hiệu để kiểm soát chi phí thì dự báo quỹ KCB BHYT cả năm 2017 sẽ bị thiếu trên 10.000 tỷ đồng.
TP - Ngày 1/8, tại Hội thảo “Đối thoại chính sách trong sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội”, tiến sĩ Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm hưu trí là do thực trạng đóng ít, hưởng nhiều.
TP - Ngày 6/9, tại Hội thảo Chính sách bảo hiểm hưu trí và các khuyến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Trần Văn khẳng định, nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH là rất rõ ràng, nhưng việc lựa chọn phương án cải cách quỹ không hề đơn giản.