Vỡ đập thủy lợi sức chứa 800 ngàn m3 nước ở Quảng Nam

Đập thủy lợi Cát Bầu vỡ gây ngập úng nhiều diện tích hoa màu và người dân
Đập thủy lợi Cát Bầu vỡ gây ngập úng nhiều diện tích hoa màu và người dân
TPO - Do mưa lớn, đập Cát Bầu ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) bị vỡ. Hàng trăm ngàn mét khối nước chảy xuống vùng hạ du gây ngập.

Ngày 10/10, lãnh đạo UBND xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, (Quảng Nam) cho hay, đập Cát Bầu tại địa phương bị vỡ gây thiệt hại nghiêm trọng về hoa màu và nhà cửa của người dân.

Được biết, sự việc xảy ra vào sáng nay. Mưa lớn khiến đập Cát Bầu (thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên) bị vỡ cống xả trên thân đập khoảng hơn 20m. Hàng trăm ngàn mét khối nước chảy xuống vùng dạ du gây ngập một số diện tích hoa màu và nhà cửa nhà dân. Rất may vụ việc không gây thiệt hại về người.

Hiện cán bộ xã đã cử dân quân cùng lực lượng chức năng huyện Duy Xuyên đi đến từng nhà để sơ tán người dân đến địa điểm an toàn, đồng thời thống kê thiệt hại.

Được biết, đập Cát Bầu, xã Duy Phú có sức chứa khoảng 800 nghìn m3 nước, được người dân địa phương xây dựng thời gian đã lâu nhằm phục vụ nước tưới cho khoảng 5 ha hoa màu của bà con thôn Mỹ Sơn.

Khẩn cấp sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm

Ngày 10/10, ông Lê Trí Thanh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì buổi làm việc với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về việc khẩn trương chuẩn bị các phương án chủ động ứng phó với mưa lớn.

Theo báo cáo của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam, hiện mực nước các sông đang lên nhanh. Đến 7h sáng nay, mực nước trên sông Vu Gia đã ở mức báo động II; trong 17 hồ chứa do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam quản lý đã có 7 hồ đầy, 3 hồ hơn 60% dung tích hữu ích. Theo dự báo, hôm nay và ngày mai 11.10 sẽ tiếp tục có mưa lớn, nhất là tại khu vực phía bắc của tỉnh.

      Vỡ đập thủy lợi sức chứa 800 ngàn m3 nước ở Quảng Nam ảnh 1
Nước tràn vào chợ, tiểu thương hối hả dọn đồ lên cao

Ông Thanh yêu cầu các địa phương tính toán các phương án ngập lụt ở vùng hạ du, nhất là khu vực sông Vu Gia. Ban Chỉ huy PCTT các địa phương thực hiện sơ tán dân khẩn cấp ở vùng hạ du sông Vu Gia ngay trong chiều hôm nay. Trước 18h hôm nay phải hoàn thành phương án sơ tán dân đến nơi an toàn và ổn định dân, chuẩn bị nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân các vùng sơ tán và vùng có khả năng bị cô lập.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cơ động lực lượng, lập chốt tại huyện Đại Lộc để chỉ huy ứng phó tại khu vực phía bắc gồm các địa phương Đại Lộc, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang. Phối hợp với các đơn vị Quân khu 5 đóng chân trên địa bàn sẵn sàng lực lượng để chủ động xử lý các sự cố trong đêm.

Bộ đội Biên phòng tỉnh tập trung kiểm soát tàu bè. Tăng cường lực lượng đến hỗ trợ khu vực biên giới ứng phó với tình hình mưa lớn, sạt lở ở khu vực miền núi; phối hợp sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, nhất là khu vực không còn cầu treo khiến người dân bị cô lập, sẵn sàng phương án sơ tán dân đến nơi an toàn nhất.

Công an bố trí chốt chặn, phân tuyến, phân luồng đường cao tốc, đường Võ Chí Công để điều tiết lượng xe. Xem xét đóng tuyến quốc lộ 1 trong thời gian nước sông Vu Gia lên mức báo động III. Tăng cường lực lượng, phương tiện ra phía bắc để cùng các địa phương, đơn vị quân đội thực hiện cứu hộ cứu nạn kịp thời.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh làm việc với tất cả đơn vị quản lý hồ chứa, đặc biệt đối với khu vực sông Vu Gia về quy trình xả nước, điều tiết nước ở mức sẵn sàng đón lũ. Các nhà máy thủy điện phải rà soát, đảm bảo tuyệt đối an toàn khi vận hành và an toàn cho vùng hạ du.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tăng cường cập nhật tình hình mưa lũ, diễn biến thời tiết của từng khu vực, đặc biệt là khu vực phía bắc. Sở Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ có nguy cơ sạt lở; khẩn trương gia cố, xử lý, cắm biển báo hiệu hạn chế phương tiện, người dân qua lại khu vực nguy hiểm...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.