Cho tới bây giờ, anh Kiên vẫn không khỏi bàng hoàng vì số nhận được số tiền vợ anh vừa mang về chiều qua. Số tiền ấy có nằm mơ anh cũng không ngờ có ngày mình lại được cầm trên tay.
Anh Kiên vốn là kỹ sư xây dựng, còn vợ anh là nhân viên văn phòng. Ngày mới cưới nhau, anh thường xuyên chê bai vợ mình lương lậu không ổn định, thậm chí đôi lần anh khinh ra mặt vì vợ anh làm chẳng được mấy đồng mà chi tiêu lúc nào cũng quá tay.
Đã thế, gia đình vợ anh lại nghèo, anh em vợ biết anh làm ra tiền nên thường xuyên lui tới vay mượn. Những khi đó, anh sợ rằng vợ anh lương không có lại trích quỹ giấu cho bố mẹ, anh em nên nhất quyết không cho vợ đứng tên tài khoản. Ngày đó, dù chưa nhiều nhưng cũng được vài trăm. Anh thấy thế mừng lắm.
Anh thường xuyên nói mát với vợ rằng “người ta đi làm có tiền là tích góp sổ tiết kiệm chứ ai như em, được đồng nào tiêu hết đồng ấy.”. Anh nói thế, nhưng cũng chẳng bao giờ kiểm tra tài khoản vợ mình, vì anh chỉ nghe người ta nói “làm bàn giấy lấy đâu ra nhiều tiền mà tích cóp”.
Dù thế, mỗi tháng anh vẫn đưa vợ 10 triệu để vợ anh chi tiêu ăn uống, điện nước trong gia đình. Những khoản đó dường như cố định, còn tiền học của con, tự anh đi đóng đều đặn hàng tháng. Anh nói “Tiền học, chi tiêu của con, cứ để anh lo. Lương của em được mấy đồng cứ để đó mà mua sắm”.
Có người còn nói “Ngày xưa Kiên học giỏi nhất lớp, cứ nghĩ sớm thành đạt nhưng chẳng ngờ thằng M lười học thế giờ lại có xe hơi, nhà lầu rồi’ (Ảnh minh họa).
Sau 7 năm chăm chỉ, Kiên lên chức đội trưởng. Từ ngày đó, anh chi tiêu phóng khoáng. Anh làm ra nhiều, nhưng chi tiêu cũng không ít. Anh cứ nghĩ, thôi mình có nhà ở rồi, cần gì phấn đấu, giờ được bao nhiêu chi tiêu thoải mái bấy nhiêu. Khi vợ bảo tiết kiệm anh nói “Đời sống được mấy nỗi, cứ thoải mái đi em”.
Vợ anh nghe thế kêu rằng, anh đang thay đổi. Góp ý nhiều lần, nhưng toàn bị anh gạt đi, vợ anh cũng trở nên chán nản. Cô không góp ý với chồng mà cứ để anh thoải mái chi tiêu, thậm chí suốt ngày ăn nhậu, bù khú cùng bạn bè.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, bạn bè anh đều có nhà riêng, tậu xe hơi. Còn anh ngày càng tụt dốc. Cho tới một ngày họp lớp, anh bị cậu bạn ngồi cạnh ngày trước châm chọc. Cậu ta còn chê anh “Bác cứ định sống mãi trong cái nhà bé như lỗ mũi ấy sao. Sau này 2 đứa con lớn ngồi học ở đâu, chưa kể con trẻ ngủ cùng bố mẹ nhiều vấn đề phức tạp”.
Cậu ta nói rồi còn mở điện thoại khoe ảnh nhà đẹp, xe đẹp cho anh xem. Những người khác thấy vậy còn hùa vào. Có người còn nói “Ngày xưa Kiên học giỏi nhất lớp, cứ nghĩ sớm thành đạt nhưng chẳng ngờ thằng M lười học thế giờ lại có xe hơi, nhà lầu rồi’.
Anh nghe thế cay lắm. Từ hôm đó, anh cấm vợ “Cô đừng có mà họp lớp họp trường gì nhé. Toàn những đứa khoe của, khoe vợ, khoe con thôi. Tình nghĩa gì chứ”. Anh nói rồi thể hiện sự tức giận ra mặt. Tuy nhiên, trong lòng anh buồn lắm, tự dưng anh thấy mình kém cỏi. Anh thấy ân hận vì không nghe vợ tích cóp nên giờ mới thế.
Từ ngày đó, anh ngộ ra nhiều điều. Anh đi vào đi ra, thấy ngôi nhà tập thể đang ở xuống cấp trầm trọng, thậm chí, anh luôn miệng kêu “sao mà nóng vậy”, “chật chội thế này làm sao mà ở được”,…
Mấy hôm nay có dự án mới, cơ quan anh nhận trách nhiệm thi công. Anh luôn miệng nói với vợ “Giá như mình có tầm 1 tỷ mua ở đây thì thích nhỉ. Nhà riêng chắc mình không mua nổi đâu, giờ kiếm đâu ra tiền mà mua”. Vợ anh nghe thế cười hiền “Anh thích không, thích thì em hỗ trợ mình mua nhé”.
Anh thấy thế quay lại lườm vợ dài dài, tuy nhiên anh không dám nói “Nhà cô thì lấy đâu ra tiền tỉ, tiền trăm chắc gì đã có. Làm như giàu có lắm vậy”. Dù thế, anh vẫn khinh khỉnh cầm quả táo cắn một miếng rồi đi thẳng vào phòng ngủ không thèm nói gì với vợ.
Chiều hôm đó, anh mệt nằm ở nhà. Đang thiu thiu ngủ vợ thì vợ anh về gọi tên anh ầm ĩ. Nghe tiếng xe máy, vợ kêu anh vội chạy dậy “Làm cái gì mà réo ầm thế”. Vợ anh cầm tay chồng đi vào đặt lên một túi tiền tính sơ sơ gần 5 tỷ đồng. Anh đang cầm chiếc chìa khóa bỗng đánh rơi xuống đất.
Khi đó, anh đứng bất động mấy phút nhìn vợ chằm chằm. Vợ anh nói “Tiền của nhà mình đấy. Mai đi mua nhà luôn để ở cho rộng rãi. Em cũng chán ở cái nơi chật chội này rồi”. Anh vẫn không nói gì đứng nhìn vợ một cách lạ lùng.
Mãi sau vợ anh mới giải thích hơn 10 năm qua, cô ấy tích cóp số tiền này nhờ nghề viết lách (nghề tay trái) và bán hàng qua mạng. Anh nghe thế vẫn không tin mãi sau mới hiểu, vợ anh đang là đại lý cấp 1 của hàng mỹ phẩm nào đó nổi tiếng, anh tạm thời chưa nhớ tên.
Số tiền ấy hàng tháng vợ anh mang về gửi cho bà ngoại, bà cũng lấy số tiền đó cho bạn bè vay tạm, thu lãi mức thấp nhất gọi là hỗ trợ, tuy nhiên, số tiền đó vẫn nảy nở được như hôm nay. Tới đây, anh đỏ mặt vì xấu hổ, anh chẳng ngờ thời gian qua anh đã trách lầm vợ mình, thậm chí coi thường cô ấy.