Tứ trụ của một trung tâm mới
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng là chuyên gia hàng đầu về quy hoạch cho rằng, để quy hoạch một đô thị đòi hỏi 4 yếu tố. Đầu tiên là đất đai ở đó có đủ rộng, điều kiện tự nhiên có thể “tải” được một không gian đô thị. Thứ 2 là khả năng tạo việc làm của đô thị đó bởi đây chính là yếu tố làm nên sức sống của đô thị đó. Ba là khả năng kết nối với các trung tâm kinh tế khác nhằm tạo sức sống trong cộng sinh kinh tế. Và cuối cùng là dịch vụ tiện ích của đô thị để đảm bảo một cuộc sống tiện nghi cho cư dân.
“Đây chính là 4 yếu tố quan trọng nhất để quy hoạch hệ thống đô thị tại nơi nào đó được thực tế đón nhận và thực hiện”, GS. Đặng Hùng Võ khẳng định.
Vinhomes Ocean Park được ví như “Quận biển Ocean” tại phía Đông Hà Nội |
Các chuyên gia nhận định, giống như nhiều thành phố lớn khác trên thế giới, Hà Nội đang phát triển theo mô hình “vết dầu loang”. Đô thị Hà Nội ngày càng mở rộng ra khi quỹ đất nội thành cũ ngày càng cạn kiệt và áp lực dân số gia tăng không ngừng. Đây cũng là “lực đẩy” khiến cư dân dịch chuyển đến những khu vực mới nhằm tìm kiếm môi trường sống chất lượng hơn.
“New City” Vinhomes Ocean Park thắp sáng chân trời phía Đông Thủ đô |
Trong các trụ cột kiến tạo nên một đô thị thực thụ, PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng khoa Đô thị học và Quản lý đô thị, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM đặc biệt nhấn mạnh yếu tố dịch vụ, tiện ích. Nếu thiếu những yếu tố này, các khu đô thị sẽ không khác gì “khu phố ma”, cư dân chỉ ở một thời gian rồi lại bỏ đi, gây lãng phí đất đai và tiền bạc.
“Nhà đầu tư cần phải phát triển các khu nhà ở không chỉ hoàn thiện về quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan mà còn phải đầy đủ cả về mặt hạ tầng dịch vụ và phát triển cộng đồng. Ở đó phải có tất cả các thứ trường học, bệnh viện, siêu thị… thỏa mãn mọi nhu cầu để cư dân không cần phải đi ra khỏi khu vực mà vẫn sống tốt được”, PGS. Minh Hòa phân tích.
Quận biển Ocean - “New City” của Hà Nội
Khoảng 5 - 10 năm trở lại đây, diện mạo đô thị Hà Nội “thay da đổi thịt” mạnh mẽ và định hình ngày một rõ nét mô hình đa cực với 2 trung tâm mới phát triển thần tốc ở phía Tây và phía Đông. Theo các chuyên gia, nếu trong quá trình hình thành trung tâm mới phía Tây, động lực then chốt là quy hoạch trung tâm hành chính quốc gia mới thì sự trỗi dậy của trung tâm mới phía Đông lại là kết quả của cuộc dịch chuyển rất tự nhiên các dòng dân cư ra khỏi nội đô cũ chật chội. Cuộc đại dịch chuyển đó được kích hoạt bởi hạ tầng giao thông liên tục thăng hạng và đẳng cấp sống khác biệt được thiết lập tại khu bờ Đông.
Hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại là chất keo gắn kết cư dân với “New City” phía Đông |
Các chuyên gia đánh giá, phía Đông Hà Nội bao gồm quận Long Biên, Gia Lâm là khu vực được hưởng lợi nhiều nhất từ đề án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, đặc biệt là hệ thống hơn 10 cây cầu kết nối 2 bờ sông sắp được triển khai. Ngoài cầu Vĩnh Tuy 2 đang thi công khẩn trương, dự kiến thông xe vào đầu năm 2022, mới đây, thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Trước đó, nút giao Cổ Linh cũng đã hoàn thành, được xem là mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện bức tranh hạ tầng giao thông khu vực phía Đông Hà Nội.
Theo chuyên gia quy hoạch Bùi Đình Trường, Giám đốc Công ty Tư vấn Kiến trúc Việt Nam, hạ tầng bứt phá vừa giúp tăng tính kết nối vừa xóa tan mọi rào cản tâm lý về khoảng cách giữa nội đô cũ và trung tâm mới.
“Hạ tầng hoàn thiện được xem là chìa khóa khơi thông việc di chuyển giữa 2 bờ sông Hồng, mở rộng cánh cửa trung tâm mới phía Đông, thậm chí là của cả khu vực kinh tế phía Bắc, tạo sức hấp dẫn lớn với các cộng đồng cư dân, biến nơi đây thành một tọa độ phát triển năng động bậc nhất của Hà Nội”, ông Trường đánh giá.
“Đô thị nghỉ dưỡng” Vinhomes Ocean Park làm nên cuộc dịch chuyển phong cách sống |
Trong sự phát triển thần tốc của trung tâm mới phía Đông, ông Trường cũng chỉ ra “bệ phóng” quan trọng là chất lượng sống cao cấp mà các nhà phát triển bất động sản hàng đầu đang kiến tạo cho khu vực này. Tiêu biểu trong đó là “thành phố biển hồ” theo mô hình “đô thị nghỉ dưỡng” Vinhomes Ocean Park - nơi góp phần định nghĩa lại khái niệm “trung tâm thành phố”.
Sở hữu những “kỳ quan” tầm cỡ thế giới như biển hồ nước mặn 6,1 hecta lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam, hồ nước ngọt nhân tạo 24,5 hecta trải cát trắng lớn nhất Việt Nam, tòa tháp thông minh mục tiêu top 10 thế giới TechnoPark Tower…, Vinhomes Ocean Park đã kiến tạo môi trường sống tiện nghi, thời thượng, đậm chất nghỉ dưỡng cho các cư dân Thủ đô. Hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại của “thành phố biển hồ” cũng biến nơi đây trở thành đại đô thị đáng sống bậc nhất, một “New City” phía bờ Đông, thu hút gần 28.000 cư dân về sinh sống chỉ sau hơn 1 năm bàn giao.
“Sự hiện diện của Vinhomes Ocean Park trong hơn 3 năm qua đã mang lại sự phát triển như 30 năm cho khu vực phía Đông đầy tiềm năng. Thời gian tới, dòng dịch chuyển cư dân về ‘New City’ này sẽ càng mạnh mẽ khi thêm nhiều cây cầu mới được hoàn thành và chất lượng sống vượt trội của mô hình đô thị nghỉ dưỡng đã được khẳng định”, TS Bùi Đình Trường đánh giá.