Vietbank và phương pháp đảm bảo an toàn giao dịch cho khách hàng

0:00 / 0:00
0:00
Để bảo vệ thông tin giao dịch, tài sản cho khách hàng, Vietbank thường xuyên đưa ra những cảnh báo trực tiếp cho các khách hàng thông qua số điện thoại, email mà khách hàng đã đăng ký khi sử dụng dịch vụ của Vietbank và các kênh giao dịch Interet banking, Vietbank Digital.  

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, khách hàng dễ dàng tiếp cận, sử dụng các giao dịch tài chính thông qua các kênh giao dịch điện tử do các ngân hàng cung cấp, điều này mang lại sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho chính khách hàng lẫn ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường cho các đối tượng lừa đảo thực hiện các thủ đoạn tinh vi nhằm đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng và qua đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng qua các hình thức khác nhau.

Để bảo vệ thông tin giao dịch, tài sản cho khách hàng, Vietbank thường xuyên đưa ra những cảnh báo trực tiếp cho các khách hàng thông qua số điện thoại, email mà khách hàng đã đăng ký khi sử dụng dịch vụ của Vietbank và các kênh giao dịch Interet banking, Vietbank Digital.

Bên cạnh đó, Vietbank) cũng gửi khuyến cáo đến các khách hàng cần nâng cao cảnh giác, không cung cấp thông tin, OTP, SMS, không đăng nhập các website/ứng dụng có gắn kèm các đường link lạ. Đồng thời, khi sử dụng các giao dịch ngân hàng điện tử, khách hàng cần thường xuyên thay đổi/cập nhật mật khẩu; nhanh chóng đăng ký với Vietbank khi có sự thay đổi thông tin liên lạc (địa chỉ, email, điện thoại) để Vietbank kịp thời cập nhật nhằm hỗ trợ, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Đồng thời, Vietbank xây dựng chính sách quản trị nhân lực hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa để tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng. Vietbank đã triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro con người như:

Áp dụng bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Theo đó cán bộ, nhân viên ở các cấp thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền được giao một cách trung thực vì lợi ích của ngân hàng; không lợi dụng địa vị, chức vụ, sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh và tài sản của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thu lợi cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Các cá nhân, bộ phận có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm quy định nội bộ Vietbank và quy định của pháp luật.

Thiết lập đường dây nóng (hotline) để có kênh tiếp nhận thông tin tố giác hành vi vi phạm từ các cán bộ, nhân viên.

Ngân hàng cũng liên tục có các công văn truyền thông, cảnh giác các nguy cơ xảy ra rủi ro đến các cán bộ, nhân viên để giúp nhận thức đúng về các loại rủi ro tác nghiệp. Vietbank hiểu rằng để phòng tránh những rủi ro này thì nhân viên ngân hàng cần hiều rõ về những loại rủi ro trong quá trình tác nghiệp và những hậu quả mà nó mang lại. Khi mỗi nhân viên đều biết về những loại rủi ro này thì mức độ nguy hiểm của nó sẽ giúp họ chủ động phòng tránh được những điều đáng tiếc. Điều này còn giúp đội ngũ nhân viên có một cái nhìn toàn diện nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và những phản ứng trước các tình huống xảy ra.

Thường xuyên nhắc nhở, chấn chỉnh các hành vi vi phạm quy định Vietbank nói chung và nhắc nhở việc tuân thủ các hành vi cán bộ, nhân viên không được làm, tăng cường các biện pháp kiểm soát chéo để giúp tất cả nhân viên có ý thức thực hiện tốt, tuân thủ các nguyên tắc đã được đề ra. Từ đó có thể phòng tránh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Vietbank cũng có bộ phận theo dõi giám sát việc tuân thủ các hành vi không được làm của cán bộ, nhân viên để có biện pháp xử lý kịp thời.

Không ngừng hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ rõ ràng, minh bạch để tất cả các nhân viên khi làm việc, tác nghiệp đều phải tuân theo những quy trình đó. Một quy trình cụ thể, một hệ thống hoạt động có ý thức thì những rủi ro trong quá trình tác nghiệp sẽ bị loại bỏ đi rất nhiều.

MỚI - NÓNG