Việt Nam đang thừa... nhà khoa học

PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
TP - PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (ảnh), trao đổi với Tiền Phong bằng một cái nhìn mới về giới khoa học trẻ Việt Nam.

> Nhà khoa học trẻ Việt Nam nhận giải Green Talents

PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
 

Ông từng cho rằng xã hội đang dư thừa những người làm khoa học? Tại sao ông lại có nhận định này?

Tôi là người nghiên cứu khoa học xã hội nhiều năm nay. Tôi nhìn thấy khắp nơi làm khoa học. Viện, trung tâm nghiên cứu mọc lên như nấm. Nhưng vô cùng khó khăn cho nhà khoa học trẻ. Có bao nhiêu người ra trường làm đúng ngành nghề của mình? Khi tốt nghiệp xong, không có các cơ sở khoa học đủ chuẩn để tiếp nhận nhà khoa học trẻ. Hoặc nếu có cơ sở đủ chuẩn thì bản thân nhà khoa học lại không đủ chuẩn.

Ví dụ ngày xưa hãng Intel tuyển cán bộ khoa học có trình độ ở Việt Nam nhưng không thể tuyển đủ. Xã hội có nhu cầu, nhưng chỉ cho một số lượng nhất định những nhà khoa học giỏi, có các nghiên cứu, ứng dụng đi vào đời sống; và không nuôi nổi số còn lại. Nếu thực sự chuyên tâm làm khoa học, viễn cảnh trước mắt là không đủ ăn. Nói dư thừa là như vậy. Nền kinh tế chúng ta phần nhiều chưa cần đến các chuyên gia kiểu hàn lâm như đang đào tạo hiện nay.

Vì sao, thưa ông?

Xưa nay chúng ta có một sự ngộ nhận lớn và chỉ toàn đào tạo hàn lâm. Gần đây xã hội mới đổi hướng vì nhận ra khoa học cơ bản không đủ sống. Bản thân nhà khoa học cũng chưa được chuẩn bị cả kiến thức lẫn tay nghề. Bằng chứng là số lượng TS của chúng ta nhiều nhất khu vực Đông Nam Á nhưng công trình khoa học đăng trên các tạp chí tên tuổi thì gần như không đáng kể.

Theo tiêu chuẩn thế giới, các ý tưởng trong khoa học tự nhiên và công nghệ thường không xuất hiện sau độ tuổi 30, trong khoa học xã hội thì thường không xuất hiện sau độ tuổi 35. Chúng ta còn độ lượng khi đánh giá độ tuổi của nhà khoa học trẻ.

Với tình trạng đó, nền kinh tế xã hội nước ta có thể bị ảnh hưởng gì?

Chưa thiệt hại gì. Lý do vì sao? Điều kiện của một nước còn nghèo như Việt Nam không cho phép chúng ta xài sang thế! Chẳng hạn những cái như 600 tỷ đồng cho viện toán cao cấp,… Nếu nói đặt nền móng cho tương lai thì tôi cho rằng không phải. Chúng ta cần cân đối và xem ta có quyền như vậy không.

Ai cũng có muốn có một viện như vậy. Ta đã đặt nền móng cho ngành toán từ 50 năm trước, thời ông Tạ Quang Bửu. Nhưng rồi những người học toán, nghiên cứu toán có mấy ai tiếp tục con đường đó? Những người theo đuổi thì phần lớn sống và học tập ở nước ngoài, và thường quay về khi đã rất già.

Nói vậy, khác nào ta đang đẩy giới trẻ xa dần con đường nghiên cứu khoa học?

Nếu cần đội ngũ làm khoa học kế cận, xã hội sẽ điều chỉnh. Vì xã hội ta đang phát triển theo bản năng tự điều chỉnh theo những gì nó cần. Trong điều kiện xã hội ta hiện nay, nên thuận theo tự nhiên. Một đất nước sẽ lâm nguy nếu có quá nhiều người làm khoa học.

Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, theo ông, những cải cách nào có thể đặt ra để hoạt động nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn và thu hút được người tài?

Tôi cho rằng cần đẩy mạnh vai trò thị trường trong hoạt động KHCN. Cần phải nhấn mạnh rằng chỉ có thị trường công nghệ chứ không có thị trường khoa học. Nhưng việc hình thành thị trường KHCN sẽ giúp đánh giá hiệu quả của nghiên cứu khoa học. Để làm được việc này, phải có đủ ý chí chính trị để thực hiện Nghị quyết 115 của Chính phủ về giao quyền tự chủ cho các viện nghiên cứu. Nhà nước không nuôi các viện nữa.

Cảm ơn ông.

Mỹ Hằng (thực hiện)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG