Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đi vào hoạt động

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đi vào hoạt động
TP - Hôm nay (19-2), Viện Hàn lâm Khoa học&Công nghệ (KH&CN) Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo Nghị định 108/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

> Nơi làm việc của GS Ngô Bảo Châu ở Mỹ
> Chủ tịch nước chúc Tết văn sĩ, trí thức

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý KH&CN và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật. Về cơ cấu tổ chức, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có cả thảy 38 đơn vị, có một chủ tịch và không quá bốn phó chủ tịch.

Theo GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, việc bổ sung hai từ “hàn lâm” vào tên Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam cuối cùng cũng được thực hiện kể từ khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự kiến năm 1975.

Theo công bố năm 2012 của Viện SCImago, Tây Ban Nha, vị trí của các viện, trường đại học của Việt Nam tiếp tục tụt hạng. Trong bảng xếp hạng của SCImago, Viện KH&CN Việt Nam vẫn giữ được thứ bậc cao nhất trên bình diện quốc gia; tuy nhiên, xếp hạng trong khu vực lại tụt xuống bậc 561 từ bậc 519 năm 2011.

Trên quy mô thế giới, thứ hạng của Viện KH&CN VN còn tụt mạnh hơn, từ bậc 1967 xuống bậc 2058. SCImago là một tổ chức có uy tín về xếp hạng và đánh giá khoa học trên thế giới.

Theo tin từ Viện Công nghệ Vũ trụ, thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đầu quý 2 năm nay, vệ tinh VN REDSAT - 1A có trị giá trên 70 triệu USD được phóng vào vũ trụ để phục vụ dự báo, nghiên cứu thiên tai, môi trường. Việc chính thức khai trương thương hiệu mới của Viện Hàn lâm KH&CN VN, vì thế, được dời đến ngày 7-3.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG