>iPad mới được xác nhận ra mắt ngày 22/10
Chúng ta đang online nhiều chưa từng có, bằng máy tính tại nơi làm việc, smartphone và tablet tại nhà và trong khi di chuyển giữa các địa điểm. Vậy thời gian nào cho việc mở màn hình full để xem video thay vì check các trang mạng xã hội, chơi game và đọc báo?
Chúng ta vẫn đang xem video, đặc biệt là những video vui nhộn.
Kể từ năm 2009, tỷ lệ những người trưởng thành xem hoặc download video đã tăng từ 69% lên 78% theo một nghiên cứu gần đây của Pew Internet & American Life Project. Cách xem video phổ biến nhất là truy cập vào các trang chia sẻ video như YouTube, tiếp theo là các ứng dụng và các trang mạng xã hội. 36% cảm thấy phiền phức khi phải download toàn bộ các tệp tin video.
Trong vòng suốt 4 năm qua, các video phim hài giữ vững vị trí số 1 là thể loại được xem và download nhiều nhất. 58% những người trưởng thành cười khúc khích với các video hài kịch, những video hướng dẫn cũng nhận được sự hưởng ứng khá nhiệt liệt với 56%. Video ca nhạc cũng đứng vững trong top đầu trong suốt 4 năm qua chiếm một nửa số lượng người được phỏng vấn.
Các video nội dung người lớn nằm ở dưới cùng của danh sách, xếp sau thể thao và quảng cáo. Chỉ có 12% số người được phỏng vấn xem video người lớn online. 25% đàn ông thừa nhận đã xem các video người lớn trong khi con số này ở nữ là 8%.
Những người bình thường cũng đang quay phim và tải video của mình lên các trang video trực tuyến.
Trong 4 năm qua, tỷ lệ người Mỹ đăng video trực tuyến đã tăng từ 14 lên 31%. Đa số họ đăng tải các video do người khác làm, 18% đăng và chia sẻ các video của chính mình.
Cộng đồng mạng còn chia sẻ cả những giây phút đời thường nhất. 58% ghi hình các clip về hoạt động thường ngày của họ. Chủ đề phổ biến số hai là ghi hình chính họ và bạn bè chỉ với mục đích vui là chính. Cuối cùng, 54% các video chia sẻ là về các sự kiện mà họ tham dự, điều này giải thích cho xu hướng xem các buổi hòa nhạc qua smartphone hơn là nhìn trực diện vào sân khấu.
Smartphone đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng của các nhà làm phim nghiệp dư. Bất cứ ai có smartphone hoặc tablet có thể ghi lại các khoảng khắc tự phát và cố gắng cắt ghép thành các video. 40% số người này quay video bằng điện thoại và 41% xem các video cũng trên điện thoại.
Không hề ngạc nhiên, mục đích của những người này khi upload những video này là muốn nổi tiếng. Hơn một phần ba số này hy vọng những sáng tạo của mình sẽ giúp họ tỏa sáng. 5% người đã đăng video hối hận vì hành động này của mình. Các trang web như YouTube và Vimeo là động lực chính cho hy vọng nổi tiếng và kiếm tiền từ các video. Trở lại năm 2006, chỉ có 33% truy cập vào các trang web chia sẻ video như vậy. Đến nay, con số đó đã lên tới 72%.
Các ứng dụng như Vine và các trang mạng xã hội đã và đang trở nên ngày càng phổ biến trong việc chia sẻ và đăng tải video trực tiếp từ điện thoại.
Tại Việt Nam, đến nay vẫn chưa có cuộc nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, con số truy cập vào các website chia sẻ video như YouTube cũng không hề nhỏ. Bằng chứng là video của các hot vlogger như JVevermind, Toan Shinoda thu hút hàng triệu lượt view và hàng ngàn comment cũng đủ sức chứng minh sự phổ biến của YouTube với cộng đồng cư dân mạng Việt Nam.
Phương Thảo
Theo CNN