Vì sao Ukraine đưa hệ thống tên lửa 'SAM-2 rút gọn' đã loại biên trở lại biên chế?

S-125 gia nhập Lực lượng Phòng không Liên Xô vào năm 1961 và được thiết kế như một phiên bản bổ sung rút gọn cho hệ thống S-75 Dvina (SAM-2) nổi tiếng
S-125 gia nhập Lực lượng Phòng không Liên Xô vào năm 1961 và được thiết kế như một phiên bản bổ sung rút gọn cho hệ thống S-75 Dvina (SAM-2) nổi tiếng
TPO - Bất chấp tuổi đời và khả năng hạn chế, S-125 Pechora ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi khi Nga, Triều Tiên và Ukraine đều đã phát triển các gói hiện đại hóa để xuất khẩu cho các khách hàng như Ai Cập và Venezuela.

Khi Ukraine tiến hành tập hợp các khí tài có sẵn để tăng cường khả năng quân sự, trong bối cảnh các cuộc đụng độ liên tục với các nhóm ly khai ở các tỉnh phía đông của đất nước và căng thẳng cao với Nga, các lực lượng vũ trang của nước này đã bắt đầu sử dụng trở lại hệ thống S-125 Pechora thời Liên Xô đã bị loại biên trước đó.

S-125 gia nhập Lực lượng Phòng không Liên Xô vào năm 1961 và được thiết kế như một phiên bản bổ sung rút gọn cho hệ thống S-75 Dvina (SAM-2) nổi tiếng hơn, tác chiến ở độ cao thấp và trung bình.

Theo Military Watch, hệ thống S-125 được sử dụng trong  chiến đấu lần đầu tiên trong Chiến tranh Yom Kippur, được ghi nhận đã bắn hạ 5-9 máy bay phản lực F-4E Phantom của Israel, và sau đó vào những năm 1980, hệ thống này đã vô hiệu hóa một số máy bay chiến đấu Mirage F1 của Nam Phi trên bầu trời Angola.

Hệ thống tên lửa này cũng được cho là đã bắn rơi một máy bay ném bom hạng nặng B-52, một chiếc F-16 Fighting Falcon của Không quân Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh và sau đó bắn hạ một chiếc máy bay tàng hình F-117 và một chiếc F-16 khác ở Nam Tư sau khi Mỹ tiến hành chiến dịch không kích ở đó.

Syria triển khai hệ thống này vào những năm 2010 chống lại lực lượng phương Tây, bắn rơi một máy bay không người lái MQ-1 Predator của Mỹ vào ngày 17 tháng 3 năm 2015 và được cho là đã bắn hạ 5 tên lửa hành trình NATO vào tháng 4/2018.

Bất chấp tuổi đời và khả năng hạn chế, S-125 ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi khi Nga, Triều Tiên và Ukraine đều đã phát triển các gói hiện đại hóa để xuất khẩu cho các khách hàng như Ai Cập và Venezuela. Biến thể S-125-2D Pechora của Ukraine được coi là một trong những biến thể có năng lực nhất, có tầm bắn mở rộng tới 40km và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử hiện đại, mặc dù nước này không được cho là đã nâng cấp nhiều khẩu đội S-125 của mình lên tiêu chuẩn này. Khả năng phòng không tụt hậu của Ukraine và tình trạng yếu kém của không quân có nghĩa là S-125 có thể là một sự củng cố đáng kể, đặc biệt vì đây là một trong số ít hệ thống tên lửa có các thiết bị điện tử bản địa, nghĩa là máy bay Nga khó đối phó với chúng hơn.

Về phần mình, quân đội Nga đã cho nghỉ hưu S-125 từ lâu và ngày nay triển khai các hệ thống có công nghệ vượt xa vài thập kỷ như BuK-M3, S-350 và Pantsir-SM cho vai trò phòng không tầm trung, tầm thấp.

Các hệ thống S-125 trong biên chế của Ukraine được cho là sẽ được triển khai để bảo vệ các trung tâm chính trị và hành chính cũng như các địa điểm quân sự chiến lược, mặc dù sự thiếu cơ động của chúng đã hạn chế nghiêm trọng khả năng sử dụng.

Tầm bắn của hệ thống này chỉ bằng một phần nhỏ tầm bắn của các biến thể S-300 hiện đại, mất nhiều thời gian hơn để triển khai lại, dựa vào các cảm biến yếu hơn nhiều. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, Ukraine đã bán ít nhất một phần trong số các đơn vị S-300 của mình cho Mỹ - nơi chúng được cho là đang được sử dụng để thử nghiệm phát triển các phương tiện tốt hơn nhằm xâm nhập không phận được bảo vệ bởi các hệ thống từ các biến thể của hệ thống phòng không S-300.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.