Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới?

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới?
TPO - Các khách mời dự bàn tròn trực tuyến do báo Tiền Phong tổ chức sáng nay, 3/6 đã cùng đông đảo bạn đọc phân tích, mổ xẻ để tìm nguyên nhân và giải pháp cho nghịch lý "Giá sữa bột ngoại tại Việt Nam đắt nhất thế giới"

>> Nội dung chi tiết bàn tròn trực tuyến
>> Diễn đàn về giá sữa trên Tiền phong Online

Mở đầu chương trình giao lưu trực tuyến, Tổng Biên tập báo Tiền Phong Đoàn Công Huynh phát biểu chào mừng và hoan nghênh các vị khách mời tham dự chương trình trực tuyến hôm nay :

Chúng ta đang bàn đến một vấn đề rất cụ thể, được đông đảo người tiêu dùng quan tâm, trong đó có trẻ em.

Chúng ta cũng vừa qua ngày tết nhi 1/6 được vài ngày và hiện đang là cao điểm tháng hành động vì trẻ em. Chúng ta muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em, cho tháng truyền thông góp sức vì trẻ em nghèo.

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 1
Tổng Biên tập báo Tiền Phong Đoàn Công Huynh phát biểu tại bàn tròn trực tuyến. Ảnh: Hồng Vĩnh

Qua chương trình, chúng ta muốn tìm hiểu cụ thể về giá sữa. Mục tiêu của những người làm báo Tiền Phong mong muốn tìm cách kéo giá sữa xuống, hay ít ra là tháo gỡ tâm lý, tác động truyền thông sao cho có thể tháo gỡ sự phi lý của giá sữa, hoặc tác động đến chính sách vĩ mô để giải quyết thực trạng hiện nay.

Với tinh thần đó, chúng tôi cảm ơn quý vị đến dự buổi bàn tròn trực tuyến này và hi vọng chương trình sẽ đạt được mục đích đề ra.

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng - Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam

Nếu vi phạm Luật cạnh tranh, chúng tôi sẽ kiện!

Trong thời gian qua, giá sữa, đặc biệt là sữa bột, sữa ngoại tăng cao khiến người tiêu dùng quan tâm, băn khoăn, lo lắng. Trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, người tiêu dùng luôn ở thế yếu. Họ không được quyền quyết định về giá cả, khi có rủi ro, họ phải gánh chịu.

Đó là một nghịch lý bởi trong khi giá sữa nguyên liệu thế giới đang giảm mạnh, thuế nhập khẩu không tăng nhưng giá sữa ở Việt Nam lại tăng.

Giá thành sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các thành phần vi chất, vi lượng, chi phí bao bì, đóng gói, lợi nhuận của các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ, quảng cáo...

Chi phí sữa ngoại ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào các yếu tố: hình thành mạng lưới phân phối, tốn nhiều chi phí cho quảng cáo, và các loại chi phí phục vụ quản lý, chi phí sản xuất cao hơn trong nước..., nhưng những chi phí đó người tiêu dùng phải gánh chịu... Đó là điều không hợp lí.

Vì thế, các cơ quan nhà nước phải vào cuộc, xem có yếu tố vi phạm luật cạnh tranh, các nhà sản xuất có bắt tay nhau làm giá, độc quyền hay không? Nếu có vi phạm, chúng tôi sẽ khởi kiện để đề nghị bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 2
Ông Vũ Công Chính. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Ông Vũ Công Chính - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài Chính: Sữa là mặt hàng thiết yếu hiện nay, nên Chính phủ đưa sữa vào loại mặt hàng bình ổn giá. Hiện nay, dù giá nguyên liệu sữa giảm mạnh nhưng giá sữa nhập ngoại không những không giảm, mà còn có biểu hiện tăng.

Việc thực hiện bình ổn giá chỉ khi giá cả có những biến động bất thường. "Lượng hóa" bất thường đối với sản phẩm sữa là giá sữa phải biến động liên tục trong vòng 15 ngày và tăng 20% so với trước đó.

Mặc dù, thời gian qua, chưa có những hiện tượng bất thường đó xảy ra, nhưng khi có những thông tin về việc tăng giá sữa của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đều có các chỉ đạo Tổng cục thuế và Cục quản lý hàng hóa tiến hành thanh tra, kiểm tra giá sữa.

Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo Sở Công thương, Sở Tài chính, chi cục quản lý thị trường và các ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra giá sữa trên thị trường.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn - Trưởng Bộ môn Tâm lí học Trường Đại học Sư phạm TP HCM:

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 3
Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn. Ảnh: Hồng Vĩnh. 

Tôi xin phát biểu theo hai hướng. Thứ nhất: Phát triển chỉ số IQ của trẻ phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh - di truyền, không phải cứ uống nhiều sữa có các dưỡng chất hỗ trợ IQ là có IQ vượt trội. Chỉ số thông minh của bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và dinh dưỡng không là yếu tố tiên quyết hay quyết định.

IQ của con người phụ thuộc vào 70% yếu tố di truyền và 30% các yếu tố khác: Môi trường giáo dục, cách thức giáo dục, sự tích cực hoạt động của đứa trẻ trong cuộc sống.

Để có sự phát triển trí tuệ tốt, đừng nghĩ cứ uống sữa là đủ. Quan niệm như thế không ổn, các vị phụ huynh nên điều chỉnh.

Đồng ý dành hết tình cảm cho con cái là hợp lí nhưng không được ảo tưởng quá nhiều về tính năng của các dưỡng chất. Nếu chỉ cho con uống sữa mà không đưa con đi chơi, trò chuyện cùng con mỗi ngày, tạo điều kiện cho con khám phá, vui chơi cũng là chưa hợp lí.

Vấn đề thứ hai là tâm lí của người Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu tiêu dùng của một số phụ huynh tại Việt Nam đang có vấn đề. Họ quan niệm đơn giản, sản phẩm nào đắt là tác dụng cao.

Ví dụ, nếu chọn một loại sữa đắt tiền, khả năng của phụ huynh có trụ được dài lâu? Khi hết tiền, chúng ta lại không thể đầu tư những hướng khác cho con được. Sau ba tháng cho con uống loại sữa đắt tiền, đến khi khả năng tài chính không cho phép, chuyển sang loại khác lại không thích ứng được, bị hẫng hụt.

Ở Việt Nam, hiệu ứng về mặt thị giác, trí nhớ tác động không nhỏ đến tâm lí người tiêu dùng. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự định hướng thói quen tiêu dùng.

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 4
Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Vinamilk. Ảnh: Hồng Vĩnh

 Bà Bùi Thị Hương – Giám đốc đối ngoại Vinamilk: Vinamilk tồn tại và phát triển trên thị trường Việt Nam 33 năm qua. Chúng tôi đứng vững như ngày nay là do sản phẩm đảm bảo chất lượng và giá cả.

Chúng tôi sản xuất các sản phẩm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng, đưa ra thị trường những sản phẩn tốt nhất, phù hợp nhất và giá cả hợp lý nhất.

Vinamilk bao giờ cũng đặt lợi ích người tiêu dùng lên trên hết. Thực tế việc thêm chất này, chất kia vào sữa, Vinamilk hoàn toàn có thể làm được nhưng tác dụng thực sự của nó sẽ như thế nào? Có phù hợp với đặc thù trẻ em hay không? Có thực sự hiệu quả hay không?

Vinamilk hàng ngày xuất khẩu sản phẩm sữa bột ra nước ngoài, tuy nhiên tại chính Việt Nam, các bà mẹ lại phải mua sữa ngoại cho con mình. Đây là một nghịch lý.

Không phải sản phẩm sữa bột Vinamilk không đáp ứng đủ dinh dưỡng hay không tốt. Giá của Vinamilk lại chỉ bằng 1/3 giá sữa bột ngoại. Đây là tâm lý “sính” hàng ngoại của người Việt.

Phương châm sản xuất của chúng tôi là sản xuất sữa cho bố mẹ, con em mình sử dụng, nên phải là sản phẩm đạt dinh dưỡng tốt nhất.

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 5
Bà Nguyễn Thị Lâm. Ảnh: Hồng Vĩnh.

 Tôi có hai con, hiện đều uống sữa Enfa. Nếu tôi đổi sang sữa Dielac, các cháu có bị rối loạn tiêu hóa không? Tôi nghe nói nếu đổi sữa thường xuyên cho trẻ sẽ không tốt? Nếu đổi sữa cho con không biết các bé có bỏ sữa không? (Bùi Thị Thảo, 28 tuổi, 229/17/71 Bùi Thị Xuân F1, Quận Tân Bình, TPHCM).

Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: Việc đổi sữa không gây rối loạn tiêu hóa cho cháu. Nếu trẻ thích ăn một loại sữa nào đó và cháu vẫn tăng cân bình thường, thì không cần thường xuyên đổi sữa cho cháu.

Tuy nhiên, chị vẫn có thể đổi sữa cho cháu và có thể cháu không bỏ sữa mới đổi.

Phải làm gì để những người tiêu dùng chúng tôi được bảo vệ? (Tuyết, 25 tuổi, Cầu Giấy - Hà Nội).

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 6
Tiến sĩ Hồ Tất Thắng. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình.

Người tiêu dùng cũng phải nâng cao hiểu biết và nhận thức tiêu dùng, có khả năng phân biệt hàng hóa chất lượng, an toàn, vệ sinh.

Nếu quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm hại, người tiêu dùng có thể khiếu nại tại cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng và trực tiếp đòi nhà cung cấp bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp nghiêm trọng, người tiêu dùng có thể khởi kiện.

Không chỉ sữa ngoại mà tất cả các loại sữa giá đều cao ngất ngưởng với siêu lợi nhuận. Đây có phải là hiện tượng liên kết độc quyền? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở đâu khi giá sữa Việt nam cao nhất thế giới? (Nguyễn Văn Uyên, 38 tuổi, Hải Dương).

Ông Vũ Công Chính: Giá sữa ở Việt Nam, chủ yếu là giá sữa nhập ngoại, đúng là rất cao. Đây là một nghịch lý, khi giá nguyên liệu sữa trên thế giới giảm mạnh trong thời gian vừa qua. Điều này không chỉ xảy ra ở riêng Việt Nam, mà kể cả với các nước tiên tiến trên thế giới.

Theo tôi, nguyên nhân là do giá sữa cũng tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, khi nhu cầu lớn, giá sẽ tăng.

Tâm lý người tiêu dùng muốn dành cho con những điều kiện tốt nhất và ai cũng nghĩ mua sữa giá càng cao, chất lượng càng tốt. Giá sữa cao chủ yếu tập trung ở sữa bột nhập ngoại dành cho cả người bệnh và trẻ em.

Điều vô lý là, các hãng sữa trong nước cũng mua nguyên liệu sữa của nước ngoài, đóng hộp và bán thì giá lại thấp hơn rất nhiều so với các hãng sữa nhập khác. Để giải quyết những điều vô lý này, phụ thuộc vào sự lựa chọn thông minh của người tiêu dùng.

Muốn người tiêu dùng có thể thực hiện được quyền của mình, các cơ quan chức năng và phương tiện thông tin đại chúng hãy tuyên truyền, giúp người tiêu dùng đủ kiến thức để thực hiện tốt những quyền đó.

Em bé nhà em được sáu tháng, đang dùng sữa XO, giá khá đắt. Em cũng băn khoăn không biết dùng loại sữa nào thì tốt cho cháu, có người khuyên dùng sữa S26 của ÚC rất tốt. Xin cho em lời khuyên (Vũ Minh Hậu, 25 tuổi, Vệ An, Thành phố Bắc Ninh).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Cả hai sữa đều tốt. Tùy theo điều kiện kinh tế, chị chọn loại nào cũng phù hợp.

Tôi rất muốn dùng sữa nội để giảm chi phí và cũng để thể hiện lòng yêu nước, nhưng chưa thấy một nghiên cứu cụ thể nào chứng minh chất lượng sữa nội cũng đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất như sữa ngoại. Ở Việt Nam có cồng trình nghiên cứu nào cụ thể chưa? có thể tìm đọc ở đâu? (Nguyễn Trọng Nghĩa, 32 tuổi, TP Quảng Ngãi).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Các thành phần dinh dưỡng chính, năng lượng, chất đạm, chất béo và các vitamin khoáng chất không khác nhau nhiều giữa sữa nội và sữa ngoại.

Viện dinh dưỡng cũng nghiên cứu các sữa sản xuất trong nước. Ví dụ như, dielac của VinaMilk vẫn bảo đảm cho các cháu thuộc lứa tuổi 24 - 36 tháng có sự phát triển cân nặng, chiều cao đạt theo tiêu chuẩn tăng trưởng của tổ chức y tế thế giới WHO.

Do đó, tùy nhu cầu, điều kiện kinh tế hay khẩu vị của trẻ, các bà mẹ có thể lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp mà vẫn đảm bảo nhu cầu phát triển của trẻ.

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Vinamilk: Vinamilk đang có chương trình hợp tác với Viện dinh dưỡng quốc gia tìm công thức sữa tối ưu cho trẻ em Việt Nam.

Bước đầu, chúng tôi nghiên cứu lâm sàng, đánh giá hiệu quả sử dụng sữa với nhãn hiệu sữa bột trên thị trường. Kết quả trên 560 trẻ sửa dụng Dielac Alpha và các sữa ngoại khác cho thấy, sữa Dielac cho kết quả tương đương về phát triển chiều cao và cân nặng. Điều này cho thấy, sữa nội cũng rất tốt.

Viện dinh dưỡng sẽ tiếp tục giúp Vinamilk nghiên cứu công thức tối ưu.  Để xem chi tiết nghiên cứu, người tiêu dùng có thể tham khảo tại www.vinamilk.com.vn.

Bà bầu có cần thiết phải uống sữa không? (Trang, 24 tuổi, Hải Phòng).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường về các chất như: năng lượng, chất đạm, canxi, sắt, kẽm, axit folic … Do đó, nếu có điều kiện kinh tế, bạn nên uống sữa thêm một đến hai cốc mỗi ngày, để bổ sung các chất trên.

Cháu có hai con. Do nuôi con nhỏ nên cháu vẫn phải uống thêm sữa, thường chọn thương hiệu Abbott. Nhưng giá tiền của hãng này đắt gấp đôi  giá sữa sản xuất của Việt Nam. Rất mong được các chuyên gia tư vấn giúp nên sử dụng sử dụng sữa nào của Việt Nam thì có chất lượng tốt tương đương với sữa trên? (Nguyễn Phương Anh, 30 tuổi, xóm 1 Đại Phúc, Bắc Ninh).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Cháu đang nuôi con nhỏ, uống thêm sữa là rất tốt để đảm bảo sức khỏe và có sữa cho con bú.

Cháu có thể lựa chọn các sữa sản xuất trong nước dùng cho bà mẹ mang thai, bà mẹ cho con bú như Dielac mama của VNM, của Dutch Lady, Bibica…

Tại sao giá sữa Việt Nam lại cao nhất thế giới? (Trâm, 15 tuổi , 50 Nguyễn Huệ - thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum)

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Giá sữa được quyết định bởi nhiều yếu tố: giá nguyên liệu và các loại vi chất, vi lượng, chi phí sản xuất, gồm cả chi phí đóng gói, bao bì, thuế và thuế nhập khẩu, lợi nhuận của các nhà sản xuất, lợi nhuận của các đại lý, hệ thống phân phối, lợi nhuận của các nhà bán lẻ, chi phí quảng cáo, tiếp thị...

Dù giá nguyên liệu trên thế giới đang giảm và thuế nhập khẩu cũng không tăng, tuy nhiên giá sữa của Việt Nam hiện ở mức cao nhất thế giới, đặc biệt là giá sữa bột ngoại nhập.

Các hãng sữa nước ngoài phải tốn rất nhiều chi phí để hình thành mạng lưới phân phối ở Việt Nam, chi rất nhiều tiền cho việc tuyên truyền, quảng cáo, quảng bá thương hiệu.

Những chi phí đó bắt người tiêu dùng phải gánh chịu, dẫn đến giá sữa ở Việt Nam cao nhất thế giới và giá sữa ngoại cao gấp nhiều lần so với sữa bột.

Phải chăng do người Việt Nam sính hàng ngoại? Phải chăng do sự liên kết của các Cty nước ngoài nhằm thu lợi từ thị trường Việt Nam? - tranhauque74@yahoo.com.vn.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn: Dưới góc độ tâm lí tiêu dùng, không ít người vẫn cho rằng, sản phẩm đắt tiền nhất là sản phẩm tốt. Nếu kết luận rằng sính ngoại có vẻ nặng nề nhưng thực chất đó chính là tâm lí “đánh đu”.

Đây là một thực tế chưa thể thay đổi được, cho nên người tiêu dùng cần thực sự có kiến thức về sản phẩm, về đối tượng thụ hưởng trực tiếp sản phẩm để có sự lựa chọn thông minh.

Tôi được biết, vừa qua, Viện dinh dưỡng tiến hành thực nghiệm trên 500 trẻ em để so sánh hiệu quả giữa chất lượng sữa nội và sữa ngoại. Kết quả là sữa nội còn chiếm ưu thế hơn về cân nặng và ngang nhau về phát triển chiều cao. Trong khi đó, các hãng sữa ngoại luôn quảng cáo là sữa của mình chiếm ưu thế tuyệt đối về phát triển chiều cao và trí thông minh (?).

Các nhà quản lý tại sao không xác minh, kiểm chứng để kịp thời thông tin cho người tiêu dùng? Trách nhiệm của các công ty sữa đến đâu khi quảng cáo không đúng với sự thật để đánh lừa người tiêu dùng? (Nguyễn Văn Khoa, 29 tuổi, khoaqlhc@yahoo.com)

Bà Bùi Thị Hương – Giám đốc đối ngoại Vinamilk: Kết quả này được tiến hành trên sữa ngoại và Dielac Alpha cho thấy, sữa Việt giúp trẻ phát triển về cân nặng và chiều cao tương đương sữa nhập ngoại, mà giá thành chỉ bằng 1/3 giá.

Nhưng, do người Việt Nam hiện quá tin vào quảng cáo sữa ngoại nên cho rằng, thêm chất này chất kia vào sữa nhằm giúp trẻ thông minh hơn. Nhiều người không hiểu trí thông minh của trẻ xây dựng từ đâu - dinh dưỡng không phải là yếu tố quyết định trí thông minh của trẻ. Với Vinamilk, quảng cáo là trung thực.

Thưa Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, là một chuyên gia trong ngành dinh dưỡng, bà có suy nghĩ gì về thực trạng "chuộng ngoại" của người tiêu dùng Việt Nam. Tại sao Viện dinh dưỡng không tuyên truyền rộng rãi để người tiêu dùng đối xử công bằng với sữa nội? (Nguyễn Văn Dũng, 30 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Chúng tôi nghĩ, việc các bà mẹ có xu thế ‘chuộng ngoại’ là không nên vì sữa nội cũng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng cân nặng chiều cao cho các cháu.

Bà mẹ quan tâm đến chế độ ăn toàn diện hợp lý và dành thời gian chăm sóc con quan trọng hơn.

Viện dinh dưỡng chúng tôi chú trọng tuyên truyền việc nuôi con bằng sữa mẹ, chứ theo nghị định nuôi con bằng sữa mẹ của chính phủ, các cơ quan y tế không được tuyên truyền cho các hãng sữa, đặc biệt là các sản phẩm cho trẻ dưới một tuổi.

Tôi nghĩ, việc tuyên truyền về giá sữa nên để Bộ Công Thương và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng trả lời sẽ thích hợp hơn.

Giá sữa ở Việt Nam cao như vậy mà không vấp phải "kháng cự" nào từ người tiêu dùn. Phải chăng mức sống của người dân cao, hay do tâm lí: thấp cổ bé họng thì biết kêu ai, thôi thì cứ "nhắm mắt mong con nhanh lớn..."? (Lê Tú Quyên, 33 tuổi, 26/96 nguyễn Thi Duệ-thanh Bình - TP Hải Dương).

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn: Không thể chỉ đổ lỗi cho người tiêu dùng mặc dù rõ ràng là người tiêu dùng đang chới với trong chuyện xử lí thông tin tiêu dùng thích hợp. Những số liệu nghiên cứu về vấn đề trí tuệ, dinh dưỡng, giáo dục con cái,… là những điều mà chính phụ huynh phải quan tâm và tìm hiểu.

Không chỉ đổ lỗi cho cơ chế nhưng nếu quý phụ huynh thật sự hiểu được thực trạng của vấn đề tiêu dùng, có lẽ đã trở thành người mua sắm biết cân nhắc.

Chúng ta phải tôn trọng những hiệu ứng về kinh doanh, quảng cáo,… nhưng phải hiểu rằng, phụ huynh là người quyết định thực chất cho vấn đề.

Tôi xin hỏi sữa làm từ nguyên liệu gì? Có những phụ gia gì? Chi phí sản xuất tiêu thụ mất bao nhiêu mà giá đắt quá? Như vậy, liệu có phản ánh đúng giá trị thực không? (Lê Thị Nữ Ghi, 38 tuổi, Rạch Giá - Kiên Giang).

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Vinamilk: Sữa bột do Việt Nam sản xuất (Dielac - do Công ty Cổ phần sữa Việt Nam sản xuất) có đầy đủ thành phần dinh dưỡng và các dưỡng chất bổ sung tương đương sữa bột nhập ngoại. Sữa đảm bảo nhu cầu phát triển dinh dưỡng cho trẻ ở mọi lứa tuổi. đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên, tâm lý của người tiêu dùng là không tin tưởng sữa sản xuất trong nước, luôn nghĩ sữa ngoại đắt tiền tốt hơn. Chính tâm lý sính hàng ngoại đã đẩy giá sữa nhập ngoại lên cao.

Không ai kiểm định chất lượng các loại sữa có tại thị trường Việt Nam, không cơ quan nào quản lý giá sữa ở Việt Nam, Các Cty sữa tự ý làm giá, người tiêu dùng bị móc túi nhiều năm nay, sẽ xử lý các Cty sữa thế nào?(Trần Thị Nga, 50 tuổi, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Sữa là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, không thể thiếu được với người già, người bệnh và trẻ nhỏ.

Sữa cũng là loại thực phẩm có nguy cơ mất an toàn cao đối với người tiêu dùng, vì vậy, chất lượng an toàn vệ sinh sữa và sản phẩm sữa được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm, kiểm soát chặt chẽ.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải công bố tiêu chuẩn chất lượng, công khai hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng của các loại vi chất, vi lượng và đăng kí chất lượng tại cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm mới được phép sản xuất.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt là những cơ sở sản xuất thủ công không tuân thủ các quy định của nhà nước trong việc quản lý chất lượng an toàn, vệ sinh, dẫn đến đưa ra thị trường những loại sữa không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh.

Cần các cơ quan nhà nước có những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kể cả quản lý về mặt giá cả của sữa.

Cần phải nâng cao các mức hình phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép kinh doanh, thậm chí truy tố hình sự nhằm răn đe các doanh nghiệp làm ăn bất chính.

Tôi cũng biết giá sữa quá đắt, nhưng không biết làm gì để bảo vệ mình. Sữa thì vẫn phải mua, làm sao để giá sữa rẻ đi như các nước khác đây?(Tuyết, 25 tuổi, Cầu Giấy - Hà Nội).

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 7
Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn: Thực chất, vấn đề lựa chọn sản phẩm tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực kinh tế, sở thích tiêu dùng… Để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với sự phát triển của con mình, người tiêu dùng cần có kiến thức mua sắm, cũng như bản lĩnh, sự tỉnh táo.

Tại sao giá sữa ngoại thực tế vẫn cao hơn giá sữa nội? Phải chăng giữa sữa nội và sữa ngoại có "chênh lệch" về dinh dưỡng? Nhiều người vẫn "tự hào" bảo: "Con tôi dùng sữa ngoại không à!". Sữa made in Viet Nam rõ ràng không tạo cảm giác yên tâm cho người tiêu dùng, nguyên nhân này bắt nguồn từ đâu, và các hãng sữa Việt Nam có những kế hoạch gì trong thời gian sắp tới? (Đoàn Nhật Tiên, 28 tuổi, Nha Trang - Khánh Hòa)

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn: Không thể phủ nhận chiến lược truyền thông để lại dấu ấn rất quan trọng trong tâm lí tiêu dùng của con người. Những phát biểu đại loại như: “Con tôi dùng sữa ngoại không à” cho thấy niềm tin mua sắm cũng như sự tự hào về thái độ tôn vinh một sản phẩm quá lớn.

Thay đổi điều này không khó nhưng cần có sự tác động đồng bộ về mặt truyền thông, về mặt cân đối thị trường… Lẽ đương nhiên, sự cạnh tranh công bằng vẫn phải được đảm bảo.

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Vinamilk: Thời gian qua, VinaMilk có những hợp tác với viện dinh dưỡng quốc gia - cơ quan đầu ngành về dinh dưỡng tại Việt Nam - trong việc nghiên cứu các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù cho người Việt Nam. Mục đích nhằm tìm ra một công thức sữa tối ưu.

Sự hợp tác giữa một đơn vị sản xuất với một đơn vị nghiên cứu chuyên môn về dinh dưỡng rất có lợi cho người tiêu dùng. Các nghiên cứu khoa học đã, đang và sẽ được áp dụng thực tế, chắc chắn sẽ cho ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng, phù hợp với thu nhập của người Việt Nam và phù hợp với đặc thù phát triển của trẻ em Việt Nam.

Vấn đề ở đây là người tiêu dùng hãy thông thái khi lựa chọn sản phẩm sữa cho con em mình, để vẫn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng mà không phải chịu các chi phí bất hợp lý quá đáng, tiết kiệm được ngân sách.

Cơ quan nào có chức năng và thẩm quyền thẩm định giá sữa mà các doanh nghiệp kinh doanh đưa ra? Nếu phát hiện doanh nghiệp kinh doanh sữa niêm yết giá sai thì bị xử lý như thế nào? Cơ quan nào chịu trách nhiêm xử lý? (Hữu Vân, 29 tuổi, 2-Ngọc Hà - Ba Đình- Hà Nội).

Ông Vũ Công Chính: Việc định giá sữa là do các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa. Những hành vi vi phạm này bị xử lý theo nghị định 107 và 169 của Chính phủ.

Theo đó, các cơ quan như Thanh tra tài chính, cơ quan quản lý thị trường là những đơn vị có trách nhiệm xử lý sai phạm.

Thưa ông Thắng, qua vụ sữa nghèo đạm do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng phát hiện, chúng tôi có cảm giác việc kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh sữa và các sản phẩm từ sữa của cơ quan quản lý nhà nước chưa tốt. Vậy làm thế nào đề người tiêu dùng tin tưởng sữa sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng an toàn? (Đức Mẩu, 21 tuổi, Duke - Mỹ).

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 8
Tiến sĩ Hồ Tất Thắng. Ảnh: Hồng Vĩnh

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Vừa qua, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam khảo sát chất lượng sữa bột bán trên thị trường TPHCM.

Kết quả cho thấy, 50% số mẫu thử nghiệm có hàm lượng đạm thấp hơn so với hàm lượng đạm công bố trên nhãn mác. Tậm chí, có những mẫu sữa chứa hàm lượng đạm rất thấp. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng khi mua và sử dụng sữa.

Sữa và sản phẩm từ sữa là mặt hàng đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng nhưng lại có nguy cơ mất an toàn cao. Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, phương thức quản lý dựa vào sự tự giác của nhà sản xuất, tự công bố tiêu chuẩn chất lượng, tự lấy mẫu sản phẩm của mình đi thử nghiệm tại các phòng thí nghiệm, tự kê khai điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh để được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép... tỏ ra không phù hợp.

Cơ quan quản lý nhà nước cần phải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sữa, tiến hành chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn phù hợp với luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Tôi đang có ý định sang nước ngoài sống một thời gian để con tôi được uống sữa giá...thật.? Xin lời khuyên. (Nguyễn Thị Kim Anh, 30 tuổi, Lê Chân Hải Phòng).

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn: Nếu thực sự chị có cơ hội và quyết định sinh sống ở nước ngoài thì không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng, nếu chỉ vì được uống giá sữa thật mà đi nước ngoài sinh sống, biết đâu sự đầu tư lại lớn hơn ở Việt Nam đấy chị ạ.

Vấn đề quan trọng không phải phân biệt sữa nội hay sữa ngoại mà sản phẩm ấy có thực sự phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của gia đình, cơ địa của trẻ, cũng như thói quen tiêu dùng của mỗi gia đình.

Có phải vì sữa do Việt Nam sản xuất ít dưỡng chất, không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ hơn sữa ngoại nên sữa ngoại mới đắt như vậy? Tôi thấy rất ít gia đình mua sữa do Việt Nam sản xuất cho con uống mà mua sữa ngoại dù rất đắt. (Nguyễn Thị Phương Thảo, 29 tuổi, Hà Tĩnh).

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn: Những thông tin về mặt dinh dưỡng đã được nghiên cứu và bạn hoàn toàn có thể tham khảo.

Tuy nhiên, một trong những yếu tố trọng tâm là các gia đình cứ hồ hởi và phấn khởi khi nghĩ rằng, chỉ loại sản phẩm abc nào đó mới tốt nhất. Điều này làm cán cân tiêu dùng của một số người dân có nguy cơ bị lệch pha.

Tôi du học ở Anh, thấy giá sữa ở đây rẻ hơn ở Việt Nam đến ba lần. Tại sao giá sữa ở Việt Nam lại "phát triển" hơn một nước phát triển như Anh? Trách nhiệm thuộc về Chính phủ không kiểm soát giá sữa hay những Cty sữa? Không biết thực chất sữa Việt Nam có đúng như quảng cáo không? Cơ quan nào kiểm chứng điều đó?... (Khoa, 22 tuổi, TPHCM).

Ông Vũ Công Chính: Như tôi đã trả lời ở trên, giá sữa phụ thuộc vào chính tâm lý người tiêu dùng.

Nếu chúng ta được tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa, có những kiến thức để hiểu rõ rằng, tất cả sữa bột của chúng ta hiện nay, về nguyên liệu là đều được nhập khẩu. Chính vì thế, chất lượng không thua kém các sản phẩm sữa nhập thành phẩm. Do đó, giá cả phải phù hợp với chất lượng. 

Ở đây, giá bị đẩy lên một phần do tâm lý và thói quen của người tiêu dùng.

Việt Nam cho rằng sữa ngoại đắt và sữa nội rẻ và tôt bằng, nhưng tôi là một người tiêu dùng từng mua sữa nội cho con, thấy sữa nội không tốt bằng sữa ngoại. Khâu đăng ký chất lượng và in trên bao bì sữa nội không bao giờ đúng. Nếu tôi nhớ không nhầm, vừa qua, Bộ Y tế kiểm định chất đạm trong sữa, chỉ có sữa ở Việt Nam mới có vấn đề, chứ sũa ngoại không hãng nào bị cả. Vì vậy, sữa ngoại mới có thị phần lớn như vậy, và dùng sữa ngoại, tôi thấy an toàn hơn. (Giang, 29 tuổi, Tổ 14 phường tiền phong TP-Thái Bình).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Vừa qua, khi kiểm định chất lưỡng sữa, Bô Y tế phát hiện các loại sữa kém chất lượng, chủ yếu là các sữa đóng túi không có nhãn mác đầy đủ và xuất xứ rõ ràng. Còn sữa của các doanh nghiệp có uy tín trong nước vẫn đảm bảo chất lượng về mọi chỉ số đăng ký trên nhãn mác.

Do đó, bạn có thể yên tâm khi lựa chọn các sãn phẩm sữa nội, được Bộ y tế cấp phép.

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Vinamilk: Sự cố về sữa nghèo đạm bị melamine một lần nữa gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Tâm lý đó khiến nhiều người cho rằng, sữa đắt tiền mới tốt.

Tuy nhiên, chiến lược của Vinamilk là đã, đang, sẽ thực hiện những công trình nghiên cứu sử dụng sữa để minh chứng cho người tiêu dùng: sữa nội không thua kém sữa ngoại. Còn Vinamilk luôn tuân thủ đúng tiêu chuẩn của bộ Y Tế theo như đăng ký trên nhẵm mác và bao bì.

Qua báo chí, tôi được biết ông Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nhà nước phải vào cuộc trước tình hình tăng giá sữa hiện nay. Vậy theo ông Hồ Tất Thắng, các cơ quan nhà nước phải có biện pháp gì để giúp người tiêu dùng không phải mua sữa đắt, trong khi chúng ta đang phải thắt chặt chi tiêu gia đình? (Minh Trang, 30 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội).

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến của đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc, nhằm kiểm soát chặt chẽ giá sữa trên thị trường cũng như: xem xét có yếu tố liên kết của các hãng sữa nước ngoài nhằm làm giá, nâng cao giá bán sữa bột tại thị trường nước ta, vi phạm luật cạnh tranh.

Các cơ quan nhà nước cần xem sữa là một trong những mặt hàng nhà nước phải bình ổn giá, yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu thông báo công khai cơ cấu giá thành, quản lý và khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, các loại chi phí khác, nhằm giảm giá thành.

Cơ quan quản lý cạnh tranh cũng cần vào cuộc để điều tra xem các hãng sữa nước ngoài có hay không việc cấu kết với nhau để nâng giá sữa ngoại nhập khẩu, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, vi phạm luật cạnh tranh.

Nếu có yếu tố độc quyền về giá sữa và được người tiêu dùng ủy quyền, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng sẽ khởi kiện ra Hội đồng cạnh tranh quốc gia.

Sữa ngoại và nội, người tiêu dùng không biết nên lựa chọn loại nào?(Nguyen Thanh Van, 30 tuổi, VP Vien Khoa hoc va Cong nghe Viet Nam)

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn: Việc lựa chọn loại sữa cho con, như đã nói, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giá cả - điều kiện kinh tế, cơ địa - sức khỏe hiện tại của trẻ, tình hình chung của gia đình…

Đương nhiên, loại sữa chúng ta cảm thấy yêu thích nhất và tin tưởng nhất, chúng ta sẽ lựa chọn. Điều quan trọng ở đây là những nghiên cứu cho thấy dùng các loại sữa trong nước kèm theo những sự chăm sóc đích thực, kể cả về mặt thể chất và tinh thần, vẫn có thể giúp trẻ phát triển toàn diện.

Phải chăng giá sữa bột ngoại ở Việt Nam cao nhất thế giới là vì chi phí cho việc tiếp thị quá nhiều? Nhà nước cần có biện pháp gì để hạ giá sữa trong thời gian tới, khi điều kiện thu nhập của người dân còn hạn chế và trong bối cảnh lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu? (Đào Khắc Tùng, 31 tuổi, Hải Phòng)

Ông Vũ Công Chính: Sữa không phải diện mặt hàng do nhà nước định giá. Tuy nhiên, đây lại là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nên khi có những thông tin về việc giá sữa nhập ngoại của Việt Nam tăng quá cao, Bộ Tài chính đã cử những đoàn thanh tra kiểm tra giá và thuế.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc.

Phải chăng sữa bột Việt Nam chưa đủ dinh dưỡng và tiêu chuẩn như bột ngoại? (Mai Dạ Thi, 32 tuổi, CT2A Đô thị Văn Quán, Hà Nội).

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 9
Bà Nguyễn Thị Lâm. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Bà Nguyễn Thị Lâm: Thành phần dinh dưỡng của sữa nội và ngoại gần như nhau. Để trẻ phát triển tốt, bạn nên chú ý đến chế độ ăn cân đối, hợp lý và ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thì các bé mới có thể phát triển tốt.

Ngoài ra, bạn cần dành thời gian để chăm sóc nuôi và dạy thì trẻ mới phát triển toàn diện được.

Hôm qua, tôi xem thời sự thấy lượng người tiêu dùng sử dụng sữa trong nước chỉ chiếm hơn 20% mà buồn. Tại sao các nhà sản xuất không có cách nào kéo người tiêu dùng về với các sản phẩm trong nước? Họ phải tạo niềm tin cho người tiêu dùng, phải đảm bảo với người tiêu dùng rằng, sữa trong nước không thua sữa ngoại, chắc chắn người tiêu dùng như tôi sẽ quay về với sữa trong nước? (Bùi Thị Thảo, 28 tuổi, 229/17/71 Bùi Thị Xuân F1, Quận Tân Bình, TPHCM).

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Vinamilk: Vinamilk kéo người tiêu dùng bằng cách chứng minh chất lượng và giá cả của sản phẩm sữa bột Dielac Alpha.

Chúng ta có thể phân tích, so sánh thành phần dinh dưỡng của một số loại sữa thông dụng trên thị trường để người tiêu dùng có sự lựa chọn? (Nguyễn Hồng Lương, 28 tuổi, Quảng trị).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Mỗi người đều có thể tự phân tích, so sánh các thành phần được ghi trên nhãn mác để lựa chọn sữa phù hợp cho con.

Tôi nghĩ, đã đến lúc các nhà quản lý trong nước nên tiến hành một cuộc đánh giá chất lượng giữai sữa ngoại và sữa nội, để người tiêu dùng có thể biết chất lượng và giá thành sữa nội - ngoại có tương đương nhau không? (Mai Phương, 27 tuổi, Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc).

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Hiện nay, các hãng sữa trong nước và nước ngoài đều quảng cáo cho vào sữa các chất vi lượng này nọ để nâng cao thể lực và trí lực của trẻ nhỏ, tăng khả năng miễn dịch khi dùng sữa.

Tuy nhiên, người tiêu dùng không thể biết được thực chất trong sữa có đúng những chất đó và hàm lượng là bao nhiêu. Các vi chất, vi lượng bổ sung có thật sự cải thiện được thể lực và trí lực cũng như khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ hay không.

Để cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng, trên cơ sở đó lựa chọn sữa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam dự kiến kết hợp cùng với một số phòng thí nghiệm, lấy mẫu sữa bột của các hãng sản xuất trong nước và nhập khẩu thử nghiệm.

Mục đích để khẳng định những thông tin các nhà sản xuất nhập khẩu hoặc cung cấp cho người tiêu dùng là chính xác hay không; chất lượng của các loại sữa có phù hợp với mục đích, nhu cầu của người tiêu dùng hay không.

Chúng tôi mong muốn tất cả các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu sữa trong cả nước hãy tham gia vào chương trình này vì quyền lợi người tiêu dùng và cũng vì quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất kinh doanh.

Tôi thấy một thực tế tại Việt Nam là giá sữa các loại (không chỉ sữa ngoại) đều quá đắt so với thu nhập của người dân, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng trẻ - đối tượng thường phải chi một khoản tiền không nhỏ với mong muốn con mình được cao lớn, thông minh, mạnh khoẻ. Vì thế, tôi luôn lấy giá cả làm thước đo chất lượng loại sữa con tôi dùng. Tôi phải làm thế vì chẳng có sự hướng dẫn nào từ phía các cơ quan có thẩm quyền trong việc này. Xin các vị cho tôi một lời khuyên. (Nguyễn Thị Tài Bằng, 30 tuổi, Nghệ An).

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn: Hoàn toàn thông cảm với những gia đình trẻ trong việc đầu tư cho con cái. Có thể nói, đầu tư về mặt dinh dưỡng cho con không thể không trở thành “gánh nặng”.

Nếu như mỗi gia đình đều có nhu cầu tìm hiểu thông tin khoa học về dinh dưỡng, thông tin khoa học về giáo dục thì việc mong muốn con mình cao hơn, thông minh hơn không nhất thiết phải dốc hết túi hay cháy hết mình.

Giá cả cũng chỉ là một trong những yếu tố có thể nhận định về chất lượng nhưng không phải là sự tương đồng. Những thông tin trong buổi bàn tròn trực tuyến hôm nay, cũng như những thông tin khác, nếu gia đình quan tâm, sẽ là những cơ sở quan trọng để định hướng của gia đình sẽ hợp lí hơn.

Xìn ông Chính đừng đổ lỗi cho người tiêu dùng như vậy. Nếu cứ theo quy luật cung - cầu như vậy thì cơ quan quản lý ở đâu? (Nguyễn Minh Đăng, 25 tuổi, Cầu giấy, Hà Nội).

Ông Vũ Công Chính: Tất cả những phát biểu của tôi chỉ là khuyến cáo đối với người tiêu dùng chứ không có ý đổ lỗi. Khi có thông tin thì các cơ quan chức năng đã ngay lập tức vào cuộc rồi.

Bộ Tài chính thì đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra giá sữa và đã đề nghị các cơ quan chức năng địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các địa phương đó. Nếu như phát hiện sai phạm, các doanh nghiệp làm sai sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sữa nước đóng bịch giấy của các công ty trong nước hiện bán tại thị trường có đảm bảo chất lượng không? Có chất MELAMINE không mà tại sao không thấy các cơ quan chức năng nói đến, trong khi giá cũng dất cao? (Hoang Huu Thanh, 34 tuổi, Cong ty xay dung Tan Thinh).

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 10
Bà Bùi Thị Hương. Ảnh: Hồng Vĩnh 

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Vinamilk: Sữa nước đóng bịch của Vinamilk luôn hoàn toàn đảm bảo chất lượng đã đăng ký. Khi sự cố Melamine, Vinamilk đã tiến hành kiểm tra tại các cơ quan chức năng và khẳng định không nhiễm Melamine. Người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng.

Nếu Nhà nước không khống chế giá sữa thì các công ty cứ việc tăng giá kiếm lời. Tôi đang học tại Úc và ở đó Chính phủ Úc không cho phép tăng giá các mặt hàng thiết yếu và sữa là một trong số đó. Sữa tươi ở đó giá thấp hơn cả nước khoáng. Vậy tôi đề nghị Toà soạn lên tiếng đề nghị Nhà nước đưa ra chính sách khống chế giá. (Le Duc Hoang Viet, 20 tuổi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh)

Ông Vũ Công Chính: Cảm ơn bạn đã có những đề xuất, cũng là một hướng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu và xây dựng chính sách.

Viện Dinh dưỡng quốc gia đã làm được gì để sữa sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam có chất lượng đúng như ghi trên bao bì? (Trần văn sứ, 54 tuổi tuổi, Trung tâm y tế Tp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Viện Dinh Dưỡng có Labour kiểm nghiệm thực phẩm đạt tiêu chuẩn Iso 17025, tham gia kiểm nghiệm thành phần sữa theo yêu cầu của thanh tra Bộ Y tế (khi có các vấn đề nổi cộm như melamine hay độ đạm thấp) hoặc của bất cứ doanh nghiệp nào gửi mẫu đến. Và kiểm nghiệm chất lượng các sản phẩm sữa nhập ngoại khi có yêu cầu.

Thưa ông Hồ Tất Thắng, tôi có con trai 9 tháng tuổi, ngay từ ngày đầu sinh ở viện, bác sĩ đã chỉ định mua sữa tại một cửa hàng ngay trong viện và đó là sữa ngoại nhập. Con tôi nay quen uống sữa ngoại mặc dù sữa ngoại rất đắt. Vậy ông có bình luận gì về hiện tượng này và có lời khuyên như thế nào? (Thiên Minh, 35 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội).

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Tôi không khẳng định đây có phải là một hiện tượng phổ biến ở trong các bệnh viện hay không, tuy nhiên, việc tạo thành thói quen của các trẻ nhỏ ngay sau khi lọt lòng có thể là một thủ thuật trong kinh doanh.

Trẻ con ngay từ đầu đã quen dùng sữa ngoại thì sẽ rất khó thay đổi trong những năm đầu phát triển. Tuy nhiên, thói quen của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ cũng có thể thay đổi nếu các bà mẹ cố gắng tập cho con, thay vì uống sữa ngoại, hãy uống sữa nội có hàm lượng dinh dưỡng và các vi chất, vi lượng tương đương (mà giá cả lại rẻ hơn nhiều), sẽ tạo cho con có một thói quen mới.

Điều quan trọng là cần phải có chỉ dẫn của các nhà dinh dưỡng xem trong điều kiện phát triển của trẻ nhỏ Việt Nam thì sữa với các hàm lượng dinh dưỡng và các loại vi chất, vi lượng như thế nào là phù hợp. Và nếu sữa nội cũng tốt như sữa ngoại, giá cả lại hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của gia đình thì nên sử dụng sữa nội.

Bà Nguyễn Thị Lâm: Có thể lúc đó chị không đủ sữa mẹ nên bác sĩ tư vấn chị mua sữa bổ sung. Thói quen uống sữa ngoại của cháu có thể thay đổi, chị có thể cho cháu thử uống sữa nội để tiết kiệm chi phí.

Phải chăng do sữa của Việt Nam chưa thực sự đạt chật lượng nên các bậc cha mẹ mới "sính" sữa ngoại như vậy, trong khi giá sữa ngoại cao gấp mấy lần sữa nội? (Nguyễn Thị Hoài, 29 tuổi, Chương Mỹ - Hà Nội)

Bà Bùi Thị Hương - GĐ Đối ngoại Vinamilk: Đây là do tâm lý của người tiêu dùng. Họ cho rằng, giá cao chất lượng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sữa nội và các cơ quan chức năng cần có chiến dịch truyền thông, giáo dục rộng rãi cho người tiêu dùng biết cách chọn sữa đúng và hợp lý.

Ngoài việc chọn thương hiệu uy tín, người tiêu dùng cần xem xét thành phần quan trong có trong sữa như đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất… Chọn sữa là chọn theo thành phần dinh dưỡng chứ không phải là giá cả.

1. Trong mấy tuần gần đây Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt nam, cũng như Đài truyên hình Việt Nam thường xuyên đưa tin tuyên truyền nên sử dụng sữa bột trong nước giá rẻ, chất lượng đảm bảo không kém sữa ngoại. Người tiêu dùng nên cảnh giác với những lời quảng cáo hấp dẫn mà không có thật của các hãng sữa bột nhập ngoại.

Xin hỏi Tiến sĩ Thắng, trong thời gian tới, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt có những kiến nghị gì đối với các cơ quan chức năng hay không và có những biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng giá sữa bột nhập ngoại ngày càng gia tăng? (Đặng Thu Hà, 33 tuổi, Cầu Giấy - Hà Nội)

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 11
Tiến sĩ Hồ Tất Thắng. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Qua phương tiện thông tin đại chúng, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam - tổ chức xã hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cả nước, đã làm rõ quan điểm của mình.

Hội cũng kiến nghị với các cơ quan nhà nước, cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa để kiểm soát và bình ổn về giá sữa trên thị trường, đặc biệt là giá sữa ngoại nhập.

Các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải kiểm soát và thẩm định các quảng cáo của các hãng sữa nước ngoài trước khi đưa ra các phương tiện thông tin đại chúng, sao cho thông tin đảm bảo sự trung thực, khách quan.

Hội sẵn sàng cộng tác với các cơ quan nhà nước để thẩm định các quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về các doanh nghiệp và các nhãn sữa không đảm bảo dinh dưỡng, chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng và các yêu cầu an toàn vệ sinh, các cơ quan truyền thông cũng phải cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các doanh nghiệp và các nhãn sữa sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh để người tiêu dùng có khả năng lựa chọn.

1. Hiện nay trên thị trường giá 900gam sữa của FrissoGol có giá hơn 300 ngàn đồng, mà sữa bột của Vinamilk chỉ có giá hơn 100 ngàn đồng. Như vậy, giá sữa nội rẻ hơn rất nhiều lần so với giá sữa ngoại.

Xin hỏi Bà Bùi Thị Hương, liệu chất lượng sữa của Vinamilk có tốt bằng hay hơn sữa bột nhập ngoại hay không và có tốt hơn Friso Gold của Dutch Lady không? Bà có lời khuyên gì đối với người tiêu dùng không? (Nguyên Ngọc, 35 tuổi, Phường Cống Vị - Quận Ba Đình - Hà Nội)

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc Đối ngoại Vinamilk: Mọi sự so sánh sữa nội và sữa ngoại Vinamilk để người tiêu dùng tự trả lời.

Còn về bản thân chúng tôi, các kết quả nghiên cứu mới nhất phối hợp cùng Viện dinh dưỡng quốc gia khẳng định hiệu quả của Dielac Alpha của Vinamilk.

Chúng tôi khuyên người tiêu dùng, ngoài thương hiệu uy tín, nên xem xét thành phần dinh dưỡng chứ không phải giá cả.

Thưa Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, trong khi giá sữa ngày càng cao mà thu nhập lại có hạn, tôi không biết chọn loại sữa nào phù hợp cho con. Xin tiến sĩ cho biết có loại sữa nào để tăng chiều cao hay không? (Phạm Mỹ Linh, 32 tuổi, Thanh Xuân - Hà Nội).

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm: Bạn có thể chọn sữa nội vẫn đảm bảo đủ tăng trưởng cân nặng và chiều cao cho cháu mà vẫn tiết kiệm được chi phí.

Không có một loại sữa đặc biệt nào chỉ dành cho việc hỗ trợ phát triển chiều cao. Bạn nên chăm sóc con bằng một chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối, cho con ngủ đầy đủ, có thời gian vận động vui chơi hợp lý, thì cháu sẽ phát triển chiều cao theo tiềm năng di truyền của cháu.

Tới đây, Vinamilk có dự định gì cho việc tuyên truyền sữa nội không? (Chiến công, 45 tuổi, Vũ Thư- Thái Bình).

Bà Bùi Thị Hương: Chiến lược của Vinamilk là các nghiên cứu cụ thể về hiệu quả sử dụng sữa và công bố cho người tiêu dùng để người tiêu dùng có thông tin chính xác nhất trước khi lựa chọn.

Để xác định thành phần dinh dưỡng chính xác của hãng sữa thì dựa vào yếu tố nào là cơ bản vì tôi thấy có loại trên bao bì ghi là ...mg/100g, có loại ghi là ....mg/100ml? (Trang, 24 tuổi, Hải Phòng)

Bà Nguyễn Thị Lâm: Bạn có thể căn cứ vào cả hai cách ghi trên bao bì đều được.

Chủ yếu bạn ước lượng sữa cộng với thực phẩm khác mà con bạn ăn hàng ngày đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng theo nhóm tuổi của cháu chưa, mới đảm bảo được sự tăng trưởng tốt cho cháu.

Chúng ta ai cũng nghe và thấy các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc giá sữa Việt Nam đắt nhất thế giới, Vậy tại sao Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam không có chính sách gì để bảo vệ người tiêu dùng?

Các chính sách về quản lý kinh tế của Chính phủ, các bộ ngành không có biện pháp gì đối với việc này hay sao? (Đinh Trường Giang, 31 tuổi, Sơn Dung - Sơn Tây - Quảng Ngãi).

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam là tổ chức xã hội của người tiêu dùng, có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Trách nhiệm chính của Hội là tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với các chủ trương, chính sách các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và nhận thức tiêu dùng của người tiêu dùng, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng và thay mặt người tiêu dùng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của họ.

Hội đã có công đầu trong việc đưa ra công luận về tình hình giá sữa hiện nay và cũng có những kiến nghị rất cụ thể đối với các cơ quan nhà nước, những yêu cầu đối với các doanh nghiệp và những khuyến nghị đối với người tiêu dùng liên quan đến việc quản ký chất lượng an toàn vệ sinh và giá cả của sữa cũng như việc lựa chọn sữa phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người tiêu dùng.

Hội cũng sẵn sàng tham gia cùng các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh, giá cả sữa và thẩm định các quảng cáo của các nhà sản xuất và nhập khẩu sữa.

Kính thưa ông Phó cục trưởng Cục quản lý giá. Hiện, tôi đang cho con tôi dùng sữa hàng xách tay của Úc với giá 380.000đ/hộp/900g. Xin hỏi tại sao người tiêu dùng lại không tin tưởng vào chất lượng của sữa nội mà luôn tìm sữa ngoại để mua, dù sữa ngoại đắt gấp ba lần sữa nội.

Liệu có phải sữa nội chạy theo thành tích, sản xuất ồ ạt, chất lượng kém nên mới không có niềm tin đối với khách hàng không? (Hong Sen, 32 tuổi, So 3 Ngo 173 Tam Trinh - Hoang Mai - Hà Nội)

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 12
Ông Vũ Công Chính. Ảnh: Hồng Vĩnh

Ông Vũ Công Chính: Theo thông tin chúng tôi được biết từ nghiên cứu khoa học của Viện dinh dưỡng Quốc gia kiểm chứng lâm sàng trên 560 trẻ: Sản phẩm sữa bột trong nước như Dielac Alpha đáp ứng ngang bằng về phát triển chiều cao và thậm chí cao hơn về cân nặng của bé so với các em dùng sữa ngoại trong nghiên cứu.

Điều đó có thể khẳng định, chất lượng sản phẩm sữa bột trong nước không thua kém so với sữa ngoại, trong khi giá lại phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Vậy tại sao các bà mẹ không lựa chọn?

Tôi từng nghĩ, dùng sữa Vinamilk nhưng trong lòng vẫn thấy không tin tưởng. Tôi nghĩ, sữa ngoại dù đắt thật nhưng chắc là đảm bảo chất lượng hơn, vì ở nước ngoài, cơ chế quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn ở Việt Nam. Tôi nghĩ thế có đúng không? Xin hãy cho tôi một lời khuyên. (Nguyễn Thị Tài Bằng, 30 tuổi, Nghệ An).

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Vinamilk: Vinamilk vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn an toàn thực phẩm. Còn chất lượng dinh dưỡng của sữa, người tiêu dùng nên có sự so sánh trên bao bì sản phẩm.

Đôi khi, tâm lý giá cao chất lượng cao ảnh hưởng đến việc lựa chọn chứ không phải do chất lượng cao hơn.

Liệu chất lượng sữa Việt Nam có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hàm lượng các chất dinh dưỡng, trong khi việc quản lý chất lượng, vệ sinh thực phẩm chưa được chặt chẽ và tồn tại việc đưa và nhận hối lộ mỗi khi có các đoàn kiểm tra? (Phương Anh, 27 tuổi, 110 Thái Thịnh, Hà Nội).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Là cơ quan chuyên môn về dinh dưỡng và cũng nắm được các quy định quản lý thực phẩm của bộ Y Tế, tôi tin tưởng các loại sữa được Bộ Y tế cấp phép trước khi ra thị trường đều đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể yên tâm lựa chọn sữa nội cho con.

Tại sao Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam không áp dụng những biện pháp mạnh hơn đối với các hãng sữa ngoại tăng giá vô lý (như kêu gọi tẩy chay chẳng hạn)? (Đức Minh, 42 tuổi, TPHCM).

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam chỉ là một tổ chức xã hội không có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.

Nếu các cơ quan nhà nước nghiên cứu, điều tra phát hiện có biểu hiện việc liên kết giữa các hãng sữa trong việc làm giá, nâng cao giá sữa ở thị trường nước ta, vi phạm luật cạnh tranh, Hội sẽ có những biện pháp quyết liệt hơn như kêu gọi người tiêu dùng quay lưng lại với sữa ngoại nhập.

Nếu được người tiêu dùng ủy quyền, theo quy định của pháp luật, Hội sẵn sàng khởi kiện ra tòa hoặc Hội đồng cạnh tranh quốc gia, đòi hỏi các hãng sữa nước ngoài phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Tôi muốn hỏi chất lượng sữa trong nước liệu có được cơ quan nhà nước đứng ra kiểm tra không? So với sữa nhập khẩu thì thành phần dinh dưỡng của sữa trong nước có khác biệt nhau không? (Đỗ Thị Phượng, 30 tuổi, Thành phố Thái Bình).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Chất lượng sữa trong nước, cũng như nhập khẩu đều được các cơ quan quản lý xem xét kỹ hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm trước khi cấp phép ra thị trường.

Trong hồ sơ này, bao giờ cũng có phiếu kiểm nghiệm thành phần các chất dinh dưỡng và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các labour có uy tín và được phân công kiểm nghiệm về lĩnh vực này.

Giữa các sản phẩm sữa nội và ngoại thì thành phần dinh dưỡng gần như tương đương nhau.

Xin bà Hương cho biết Công ty Vinamilk có ý định giữ giá ổn định cho người tiêu dùng không trước xu thế các hãng sữa liên tục tăng giá như hiện nay? (Minh Hương, 26 tuổi, Việt Trì - Phú Thọ).

Vì sao sữa bột ngoại ở VN đắt nhất thế giới? ảnh 13
Bà Bùi Thị Hương trao đổi với ông Vũ Công Chính. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc Đối ngoại Vinamilk: Vinamilk vẫn giữgiá ổn định. Thậm chí, chúng tôi là đơn vị đi đầu trong chương trình bình ổn giá trong siêu thị.

Giá bán các sản phẩm của Vinamilk được ổn định trong một thời gian dài. Trong tương lai, nếu nguyên vật liệu không có sự biến động lớn trong nhập khẩu thì Vinamilk vẫn giữ ổn định giá bán cho người tiêu dùng. Bởi, việc tăng giá bán không có lợi cho doanh nghiệp về việc giữ vững, phát triển doanh thu và thị phần.

Xin Tiến sĩ Thắng cho lời khuyên về việc nên sử dụng sữa nào đảm bảo tốt cho sức khỏe và túi tiền của người Việt. Xin cảm ơn ông! (Văn Hương, 29 tuổi, Khu c TT Kiến Trúc, Thanh Xuân, Hà Nội)

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Người tiêu dùng nên lựa chọn sữa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Cụ thể, đối với trẻ em, phải phù hợp với yêu cầu phát triển. Phải tham khảo các lời khuyên của những nhà dinh dưỡng để xem sữa với sự bổ sung các loại vi chất, vi lượng có phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ không.

Người tiêu dùng cũng đừng nên cho rằng, sữa đắt tiền là tốt nhất cho con bởi sữa đắt tiền, sữa ngoại nhập chưa chắc phù hợp với con mình.

Người tiêu dùng cũng nên xem xét kỹ lưỡng nhãn sữa khi mua và sử dụng, trên nhãn đó phải công bố đầy đủ các chỉ tiêu dinh dưỡng, các loại vi chất, vi lượng với hàm lượng cụ thể, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, thời hạn sử dụng, thời hạn và điều kiện bảo quản, kiểm tra xem có đầy đủ các bằng chứng về chất lượng, an toàn vệ sinh của các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Người tiêu dùng cũng nên lựa chọn những nhãn sữa có uy tín, đã được người khác sử dụng.

Xin hỏi Tiến sĩ Lâm, với đặc thù khu vực và thể trạng người Việt Nam nói chung, nhu cầu sữa thế nào thì đủ đảm bảo sức khỏe? (Minh Hương, 26 tuổi, Việt Trì - Phú Thọ).

Bà Nguyễn Thị Lâm: Khẩu phần ăn của người Việt còn thiếu nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, vitamin nhóm B. Tỉ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao, 32,6 phần trăm; bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi thiếu máu, thiếu sắt trên 30 phần trăm.

Chúng tôi thấy cần khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Khi đã cai sữa nên cho các cháu uống thêm sữa từ hai đến ba cốc một ngày.

Học sinh và người trưởng thành cũng nên uống một hai cốc một ngày nếu có điều kiện để đảm bảo cung cấp đủ canxi và các chất dinh dưỡng khác.

Mỗi tháng mua sữa cho hai con cũng tốn của tôi khá tiền so với đồng lương nhân viên nhà nước. Dù biết rằng sữa ngoại rất đắt nhưng tâm lý bà mẹ nào cũng muốn cho con mình những thứ tốt nhất, vì thế tôi mong muốn các hãng sữa trong nước phải đảm bảo với người tiêu dùng chúng tôi về chất lượng của sản phẩm họ làm ra, và phải đề ra những biện pháp để tiếp cận người tiêu dùng trong nước, thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ không phụ lòng các nhà sản xuất.(Bùi Thị Thảo, 28 tuổi, 229/17/71 Bùi Thị Xuân F1, Quận Tân Bình, TPCHM)

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc Đối ngoại Vinamilk: Đối với nhãn hiệu sống với người tiêu dùng hơn 30 năm và sẽ tiếp tục phát triển với người tiêu dùng nhiều năm nữa, Vinamilk luôn luôn lấy phương châm chất lượng là hàng đầu.

Tất cả các sản phẩm của Vinamilk trên thị trường hiện nay luôn đảm bảo đúng chất lượng như đã đăng ký với cơ quan chức năng.

Chiến lược của Vinamilk là dùng các nghiên cứu khoa học về hiệu quả sử dụng sữa để làm cơ sở cho người tiêu dùng lựa chọn.

Hiện nay, một số hãng sữa như Meadjonshon, Abbott, hay friso của DutchLady... len lỏi vào các bệnh viện như bệnh viện phụ sản TƯ, bệnh viện phụ sản Hà Nội để tiếp thị và "ăn cánh với các bác sĩ. Với chức năng là cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tiến sĩ Hồ Tất Thắng có những kiến nghị gì đối với các cơ quan chức năng và có những khuyến cáo gì đối với người tiêu dùng? (Minh Anh, 34 tuổi, To 28 Đại Kim - Hoàng Mai- Hà Nội)

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng: Việc các hãng sữa nước ngoài thông đồng với bác sĩ ở Bệnh viện phụ sản TW hay Bệnh viện phụ sản HN để tiếp thị và bán sữa cho bà mẹ mang bầu hay các bà mẹ mới sinh là một thủ thuật trong hoạt động tiếp thị và kinh doanh.

Họ tạo cho trẻ nhỏ thói quen uống sữa ngoại ngay từ đầu và thói quen đó rất khó thay đổi trong thời kỳ đầu phát triển. Họ đánh vào tâm lý người mẹ và gia đình tuân thủ tuyệt đối các lời khuyên của bác sĩ ngay từ ngày đầu trẻ em mới ra đời.

Điều này có thể vi phạm các nguyên tắc y đức của ngành y tế và các quy định liên quan đến việc các công chức nhà nước không được làm tiếp thị cho các doanh nghiệp. Chúng tôi cũng khuyên các bà mẹ khi vào các bệnh viện chuẩn bị sinh cháu thì cần mang theo sữa để tránh bị động mua phải những loại sữa ngoài ý muốn của mình.

Tôi muốn hỏi về chất lượng của các loại sữa bột ngoại nhập như XO, Nan, Dumex...có hơn nhiều so với sữa nội (Vinamilk) không? Tôi có con nhỏ được 10 tháng tuổi, cháu uống rất nhiều các loại sữa ngoại từ khi 2 tháng tuổi, nhưng tôi thấy cân nặng của cháu tăng chậm. Tôi muốn chuyển sang loại sữa bột của Vinamilk nhưng vẫn còn do dự. (Hoàng Thủy Hương, 25 tuổi, Việt Trì - Phú Thọ)

Bà Nguyễn Thị Lâm: Giữa các loại sữa đó và sữa của Vinamilk thành phần dinh dưỡng cơ bản cũng không khác nhau nhiều, bạn có thể thử đổi sữa cho cháu.

Bạn nên chú ý đến chế độ ăn bổ sung cân đối đủ bốn nhóm thực phẩm, chế biến hợp khẩu vị và cho cháu ăn đầy đủ số lượng, (ba bữa bột + hai tới ba bữa sữa một ngày) thì cháu mới có thể tăng cân được.

Các nhà sản xuất phải để cho con chúng tôi uống sũa chứ, đắt như thế này thì người nghèo bao giờ mới được uống sữa? Tôi sẽ tẩy chay sữa ngoại và dùng sữa nội.(Tuyết, 25 tuổi, Cầu giấy - Hà Nội)

Bà Bùi Thị Hương: Hiên nay, dòng sản phẩm Dielac Alpha của Vinamilk chứng minh được hiệu quả vừa có giá cả hợp lý mà phần lớn người tiêu dùng đều có cơ hội sử dụng.

Tại sao việc chất lượng sữa trong nước và sữa nhập ngoại không có nhiều sự khác biệt nhưng giá lại quá chênh lệch? Cũng như nhiều gia đình khác, chúng tôi rất bức xúc muốn tẩy chay sữa ngoại và mua sữa nội cho con. Xin đề nghị các quý vị có định hướng cho người tiêu dùng về cách tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của các loại sữa nội như thế nào là đáp ứng dược yêu cầu? (Đức Minh, 32 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội).

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn: Những thông tin về dưỡng chất của các loại sữa được đề cập ở những bài viết khác nhau. Ngoài ra nếu xem thêm những thông tin về mặt nghiên cứu có thể truy cập vào trang web vinamilk.com.vn để có những gợi ý chọn lựa thích hợp.

Tại sao các nhà sản xuất sữa của Việt Nam không có những chính sách hay chiến lược marketing phù hợp với tâm lý người tiêu dùng? Phải chăng họ chủ quan và cho rằng cứ sản xuất giá rẻ là sẽ có người mua? (Kieu Hung, 34 tuổi, Hai Ba Trung - Ha Noi)

Bà Bùi Thị Hương: Chiến lược của Vinamilk là sản xuất những sản phẩm tốt, phù hợp nhất với giá cả hợp lý mà mọi người tiêu dùng đều có cơ hội sử dụng. Vinamilk sẽ sử dụng những kết quả nghiên cứu cụ thể về hiệu quả sử dụng sữa để người tiêu dùng lựa chọn.

Khách mời tham dự chương trình

- Ông Vũ Công Chính, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài Chính

- Tiến sĩ Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam

- Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia

- Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM

- Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Vinamilk

MỚI - NÓNG