Vì sao hàng ngàn người Mỹ sợ sinh nhật lần thứ 21?

0:00 / 0:00
0:00
Lakshmi Parvathinathan, 19 tuổi, nói rằng nỗ lo bị trục xuất khỏi Mỹ khiến cô mất cả tuổi thơ. (Ảnh: CNN)
Lakshmi Parvathinathan, 19 tuổi, nói rằng nỗ lo bị trục xuất khỏi Mỹ khiến cô mất cả tuổi thơ. (Ảnh: CNN)
TPO - Hầu hết sinh viên đại học Mỹ đều vô cùng háo hức với sinh nhật lần thứ 21. Nhưng Lakshmi Parvathinathan rất sợ hãi.

Đó là lúc mọi thứ cô nỗ lực để đạt được có thể vuột khỏi tay.

“Bạn bè của tôi đều háo hức khi nói về tuổi 21, như việc đi bar, đi sàn, nhưng đó là điều mà tôi rất sợ hãi”, Parvathinathan nói với CNN.

Ngày bước sang tuổi 21, Parvathinathan sẽ không còn được bảo vệ bởi chương trình visa làm việc mà bố mẹ cô dùng để chuyển từ Ấn Độ sang Mỹ. Cô có thể bị trục xuất.

Các chuyên gia ước tính có khoảng 200.000 người như Parvathinathan đang sống trong cảnh lo lắng như vậy. Được đưa đến Mỹ từ khi còn nhỏ, họ giờ phải cố gắng tìm cách ở lại quốc gia mà họ yêu mến. Một số người sẽ bị buộc phải rời khỏi Mỹ khi không còn lựa chọn nào.

Họ tự gọi mình là “những kẻ mộng mơ (Dreamer) trong hồ sơ” và cho rằng số phận của họ cho thấy hệ thống nhập cư của Mỹ hổng như thế nào.

Ngay cả những người nhập cư hợp pháp cũng đang đối mặt với nhiều trở ngại. Dip Patel, một dược sĩ 25 tuổi, đã lập ra nhóm Improve the Dream, nhằm gây sức ép với Quốc hội Mỹ và chính quyền Tổng thống Joe Biden hãy cứu lấy tương lai của họ.

“Hầu hết mọi người đều không biết vấn đề này. Một đứa trẻ được đưa đến đây hợp pháp, học hành ở đây, nhưng không có cơ hội trở thành người Mỹ”, Patel nói.

Một lý do là tình trạng tồn đọng thẻ xanh rất lớn, nhất là với những người nhập cư từ Ấn Độ. Họ có thể mất vài thập kỷ mới đến lượt hồ sơ của họ được xử lý. Đó là lý do nhiều người đến Mỹ từ nhỏ nhưng đến giờ vẫn chờ đến lượt gia đình họ dù họ đã sắp sang tuổi 21. Đến lúc đó, những đứa trẻ trong các gia đình chờ đợi sẽ không còn được coi là người phụ thuộc nữa, và chúng sẽ phải tự tìm cách để tiếp tục tồn tại hợp pháp ở Mỹ.

Một lý do khác là một số gia đình đến Mỹ bằng visa làm việc tạm thời nhưng không đủ điều kiện để được định cư lâu dài.

Những thanh niên trong nhóm này không được bảo vệ bằng đạo luật DACA - áp dụng từ thời cựu Tổng thống Barack Obama để cấp giấy phép làm việc và bảo vệ người nhập cư, nhằm bảo vệ hàng trăm ngàn người nhập cư đến Mỹ từ nhỏ không bị trục xuất.

Những người phản đối cho rằng những người như Parvathinathan và Patel là nạn nhân của luật nhập cư lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình hiện nay nữa.

Những thành viên trong nhóm Improve the Dream hy vọng giải quyết được vấn đề đó. Họ đang đấu tranh ở Washington để thúc giục các nghị sĩ thông qua luật cho phép những người như họ có cơ hội trở thành dân thường trú lâu dài ở Mỹ, nếu họ đã sống ở đây ít nhất 10 năm bằng visa hợp pháp và tốt nghiệp một cơ sở đào tạo bậc cao.

“Chúng tôi chỉ hy vọng có một tương lai cho chúng tôi, để chúng tôi có thể ở lại và đóng góp cho quốc gia mà chúng tôi gọi là nhà”, Patel nói.

Nếu không, Parvathinathan nói rằng hậu quả sẽ rất tồi tệ.

Theo CNN
MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.