Vì sao Hà Nội chậm tiến độ xét nghiệm RT-PCR cho người trở về từ Đà Nẵng?

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 những người đi từ Đà Nẵng về tại quận Đống Đa, Hà Nộiảnh: Như Ý
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 những người đi từ Đà Nẵng về tại quận Đống Đa, Hà Nộiảnh: Như Ý
TP - Ngày 12/8, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho người dân trở về từ Đà Nẵng. Việc lấy mẫu và xét nghiệm tiếp tục diễn ra chậm, khó khăn trong cung ứng vật tư y tế.

Hiện tại, số lượng mẫu cần lấy cho người dân trên địa bàn quận Tây Hồ đi từ Đà Nẵng về là hơn 2.000. Nhưng số mẫu lấy được mới chỉ 567 mẫu, trong đó mới có 59 mẫu có kết quả xét nghiệm.

Vậy vì sao việc xét nghiệm RT-PCR cho người dân lại chậm tiến độ? Theo ghi nhận, sáng 12/8, khu vực lấy mẫu được bố trí riêng biệt, khu vực ngồi chờ có bố trí ghế ngồi giãn cách cho từng người dân…

Tuy nhiên việc lấy mẫu chỉ diễn ra trong buổi sáng. Bác sĩ Lê Thị Hồng Loan, Trưởng phòng khám (Trung tâm Y tế quận Tây Hồ) cho biết: “Chúng tôi được cấp 250 bộ test, đã phân bổ về từng phường và lên kế hoạch mời đủ số lượng người, do đó chỉ triển khai trong buổi sáng là xong. Nếu được cấp số lượng test nhiều hơn, chúng tôi sẽ lên kế hoạch triển khai cả buổi chiều”.

Cũng theo bác sĩ Loan, nếu được cung cấp đủ test, trung tâm sẽ làm trong 2-3 ngày là hoàn thành. Tuy nhiên, do số lượng test ít nên trung tâm phải xếp theo thứ tự ưu tiên. Đầu tiên là ưu tiên lấy mẫu cho người có yếu tố dịch tễ và triệu chứng như ho, sốt, khó thở…, tiếp đến là ưu tiên người có bệnh nền, đối tượng F1…

Hà Nội triển khai lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR từ ngày 8/8 và phấn đấu trong 1 tuần hoàn thành việc xét nghiệm cho khoảng 75.000 người dân trở về từ Đà Nẵng. Nhưng với tốc độ như hiện nay, mục tiêu này khó có thể thực hiện được. Về vấn đề này, theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, hiện nay, số lượng vật tư (như ống dung môi, que lấy mẫu…) cũng có hạn, cơ sở sản xuất không đáp ứng đủ.

Thêm vào đó, hiện các đơn vị của Bộ Y tế đã cố gắng để hỗ trợ Hà Nội, như Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ xét nghiệm 40.000 mẫu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư hỗ trợ 10.000 mẫu, Bệnh viện Nhi T.Ư hỗ trợ 10.000 mẫu và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư hỗ trợ 10.000 mẫu.

Tuy nhiên, hiện công suất xét nghiệm của Bệnh viện Nhi T.Ư cũng chỉ đạt 500 mẫu/ngày, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Bệnh viện Bạch Mai đạt 1.000 mẫu/ngày. Do đó, các đơn vị này không thể tiếp nhận một lúc vài chục nghìn mẫu và trả lời kết quả ngay được.

Để tăng tốc triển khai xét nghiệm RT-PCR cho người dân, theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã làm việc với Học viện Quân y, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư về mua sắm, bổ sung thêm vật tư phục vụ xét nghiệm RT-PCR. Tuy nhiên, theo đánh giá, khả năng cung cấp các vật tư y tế phục vụ xét nghiệm rất khó khăn.          

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.