Vì sao giá USD tăng mà thị trường vẫn “êm”?

Giá USD đã tăng 1% từ đầu năm tới nay.
Giá USD đã tăng 1% từ đầu năm tới nay.
TPO - Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm áp dụng cho ngày 26/6 là 22,431 đồng/1 USD, giảm nhẹ 1 đồng so với cuối tuần trước. Đáng chú ý suốt nửa năm qua, tốc độ tăng tỷ giá trung tâm đã vượt cả năm 2016. Tuy nhiên, thị trường không nhiều xáo trộn.

Chủ động thay vì đuổi theo

Tròn hai tuần sau quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tỷ giá trung tâm đã tăng tới 25 đồng/USD. Chỉ duy nhất phiên giao dịch sau ngày FED ra quyết định, tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều chỉnh giảm 3 đồng/USD, còn lại liên tục tăng các ngày sau đó và đến hôm 25/6 mới chịu giảm 1 đồng.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều ngân hàng thương mại lại niêm yết tỷ giá USD cao hơn so với cuối tuần trước. Trong đó, tỷ giá yết tại thời điểm 10h ngày 26/6 ở Vietcombank là 22,695 – 22,765 đồng/USD, tăng 5 đồng so với cuối tuần trước. Sacombank tăng 14 đồng ở chiều mua và bán và niêm yết tỷ giá tại mức 22,694 – 22,777 đồng/USD. ACB và Eximbank cũng tăng tỷ giá thêm 10 đồng, lần lượt yết giá USD tại mức 22,700 – 22,770 đồng/USD và 22,670 – 22,770 đồng/USD.  Riêng BIDV giữ nguyên tỷ giá như cuối tuần trước tại mức 22,690 – 22,760 đồng/USD.

Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo một ngân hàng thương mại (NHTM) cho biết, thời gian trước, việc điều hành tỷ giá của NHNN phụ thuộc, thậm chí phải “chạy" theo diễn biến giá USD thế giới. Tuy nhiên, cách điều hành tỷ giá thời gian qua mang lại sự chủ động đáng kể: tăng tỷ giá trung tâm khi USD thế giới có xu hướng giảm trong khi lại điều chỉnh giảm lúc USD thế giới có khả năng tăng như thời điểm FED tăng lãi suất tuần trước.

“Hiện, NHNN bám rất sát thị trường, bao giờ họ cũng nắm chắc nguồn cung và nhu cầu để từ đối cân đối việc bán ra hay mua vào. Tôi để ý nhà điều hành khá lắng nghe, mỗi lần có biến động của thị trường, bao giờ họ cũng tham khảo ý kiến các NHTM và tăng giảm tỷ giá trung tâm theo thế linh hoạt”, vị này nói.

Một đại lý thu đổi ngoại tệ cũng thừa nhận, dù giá có tăng thêm 1% từ đầu năm tới nay nhưng rất hiếm có “sóng” trên thị trường. “Chúng tôi đang gọi đây là năm thất bát làm ăn” và thừa nhận có rất nhiều người đã đem USD gửi ngân hàng đi bán để đổi sang gửi tiết kiệm VND bởi có lãi cao hơn.

Tỷ giá có còn tăng

Cơ chế tỷ giá trung tâm bắt đầu được Ngân hàng nhà nước áp dụng từ đầu năm 2016. "Đối phó" với một năm nhiều biến động của đồng USD, tỷ giá trung tâm đã tăng 268 đồng/USD trong cả năm 2016. Còn từ đầu năm 2017 tới nay, Tính đến ngày 22/6, tỷ giá trung tâm đã tăng tới 275 đồng/USD. Báo cáo về công tác điều hành chính sách tiền tệ trong 5 tháng đầu năm, NHNN cho biết đã mua ngoại tệ từ TCTD để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước khi có điều kiện thuận lợi. Hệ thống các TCTD tiếp tục mua được ngoại tệ từ khách hàng. Trong 5 tháng đầu năm, thị trường ngoại tệ được đánh giá là cơ bản ổn định, tỷ giá diễn biến phù hợp với mục tiêu.

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ giá trên thị trường giảm thời gian qua nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào đến từ nguồn vốn FII (mua bán sáp nhập) và FDI; trong khi chênh lệch giữa lãi suất VND và USD vẫn nghiêng về việc nắm giữ VND. Cùng đó, FED tăng lãi suất trong ngắn hạn với những bước điều chỉnh nhỏ và diễn biến của giá USD thế giới cũng giảm áp lực đáng kể lên tỷ giá.

Dự báo trong khoảng thời gian còn lại của năm 2017, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng tỷ giá sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất từ phía cầu ngoại tệ do sức ép nhập siêu tăng cao cùng lộ trình tăng lãi suất thêm nhiều lần của FED trong các năm tiếp theo. Bên cạnh, là xu hướng biến động khó lường từ đồng Nhân dân tệ và Yên Nhật sẽ tác động không nhỏ đến VND. So với cùng kỳ năm trước, tỷ giá CNY/USD đã tăng 3,83%, JPY/VND tăng 4,8%.

Đã xuất hiện nhiều dự báo cho rằng năm nay, mức tăng giá VND/USD sẽ rơi vào khoảng 2%- điều này cũng nằm trong biên độ mà NHNN đã tính toán và cho phép.

Kiểm soát  VND khiến khối ngoại không vui

Trong câu chuyện không được xem xét trong danh sách các nước được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi của TTCK,  Việt Nam là nước duy nhất trong 4 nước bị đánh giá cần cải thiện trong mục Mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối..

Theo phân tích của khối nhà đầu tư, Việt Nam là nước duy nhất bị nhận xét “thanh khoản thị trường ngoại hối trong nước tương đối thấp”. “Bảo vệ đồng VND trong bối cảnh nội lực còn hạn chế là ưu tiên hàng đầu khiến đồng VND và thị trường ngoại hối Việt Nam đang được kiểm soát khá chặt chẽ..”, Báo cáo phân tích SSI phát đi sáng 25/6 cho biết.

Theo đó, xem xét về nội lực, Việt nam có thể so sánh với Pakistan, nước có dự trữ ngoại hối 21 tỷ USD, tương đương 4 tháng nhập khẩu và cán cân thương mại thường âm. Tuy nhiên Pakistan có độ mở của thị trường ngoại hối lớn hơn, đồng PKR được thả nổi có kiểm soát, khác với đồng VND được giao dịch trong biên độ +-3% theo tỷ giá tham chiếu
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.