Vì sao cá heo toàn cầu đang bên bờ vực tuyệt diệt?

Hiện tượng cá heo chết hàng loạt là do sự nóng lên toàn cầu, trong đó có nước biển.
Hiện tượng cá heo chết hàng loạt là do sự nóng lên toàn cầu, trong đó có nước biển.
TPO - Một nghiên cứu mới trên Tạp chí khoa học Current Biology đã xem xét tác động của nhiệt độ đại dương tới một trong những sinh vật đại dương được con người yêu quý là cá heo và biết được nguyên nhân vì sao cá heo chết hàng loạt.

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cảnh báo về hoạt động của con người đang dần làm hành tinh nóng lên. Điều này không dễ nhận ra nếu chỉ nhìn vào các kiểu thời tiết cục bộ, nhưng một cái nhìn vĩ mô về xu hướng khí hậu cho thấy thực tế mà chúng ta phải đối mặt. 

Theo dõi nhiệt độ đại dương là một cách tốt để nhận xét về sự nóng lên toàn cầu, và một nghiên cứu mới cho thấy rằng ngay cả những đợt tăng ngắn hạn của nhiệt độ nước biển cũng có thể tác động mạnh mẽ đến các sinh vật lấy đại dương làm nhà.

Một nghiên cứu mới trên Tạp chí khoa học Current Biology đã xem xét tác động của nhiệt độ đại dương tới một trong những sinh vật đại dương được con người yêu quí: cá heo, và những gì nghiên cứu này tiết lộ hoàn toàn đáng lo ngại.

Sử dụng dữ liệu thu thập trước, trong và sau một đợt nắng nóng ở Úc vào năm 2011, nhóm các nhà nghiên cứu đã theo dõi chặt chẽ về quần thể cá heo cư trú tại một khu vực được gọi là Vịnh Shark. 

Bắt đầu từ năm 2007, nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về các loài động vật trong một thập kỷ, phát hiện ra rằng sự tăng vọt của nhiệt độ đại dương có tác động khủng khiếp và kéo dài rất lâu ngay cả sau khi sóng nhiệt đã lắng xuống.

Tuy nhiệt độ tăng lên không gây hại trực tiếp cho cá heo, những sinh vật lớn như cá heo sẽ cố gắng hết sức để thích nghi với sự thay đổi của khí hậu, nhưng nó đã làm mất ổn định chuỗi thức ăn, cuối cùng dẫm đếm cái chết của quần thể cá heo. 

Những vùng nước ấm lên bắt đầu làm chết cỏ biển hoang dã bao phủ đáy đại dương trong khu vực, để lại các tác động lên đỉnh chuỗi thức ăn trên tất các các khía cạnh. 

Phát biểu với CNN, Michael Krützen, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết:” Một khi chúng tôi nhận ra sự kiện nước ấm năm 2011 có hậu quả tàn khốc như vậy đối với các thảm cỏ biển ở Vịnh Shark, chúng tôi tự hỏi liệu động vật kiếm mồi ở đó cũng có thể bị ảnh hưởng hay không.”

Theo Krützen, ngay cả sau khi đợt sóng nhiệt đã xảy ra được 7 năm, vẫn không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy mọi thứ đã trở lại bình thường, tỷ lệ sống sót và sinh sản vẫn thấp hơn, do đó, những tác động ngắn hạn này gây ra hậu quả lâu dài đối với những loài động vật biển to lớn.

Khi bạn nghĩ về sự thay đổi khí hậu toàn cầu và những thay nhiệt độ nhỏ liên quan như các nhà khoa học đã dự đoán, thật dễ dàng để có những suy nghĩ cá nhân, kiểu như: “Tôi có thể thích ứng với một vài độ thay đổi đó”. 

Tất nhiên điều đó có thể đúng, nhưng đó là cách suy nghĩ rất thiển cận. Cuối cùng, nếu chúng ta không thể kiểm soát được sự nóng lên toàn cầu, nó sẽ vượt ngưỡng nhiệt độ giết chết chúng ta, đó sẽ là sự sụp đổ của hệ sinh thái mà chúng ta đang nương tựa vào.

Theo BGR
MỚI - NÓNG