Vật liệu siêu đông cứng được ứng dụng sữa chữa cầu Thanh Trì

Vật liệu siêu đông cứng được ứng dụng sửa chữa khi giãn cầu Thanh Trì, Hà Nội
Vật liệu siêu đông cứng được ứng dụng sửa chữa khi giãn cầu Thanh Trì, Hà Nội
Một loại vật liệu đặc biệt siêu đông cứng đã được ứng dụng trong việc sửa chữa các khe co giãn cầu Thanh Trì vừa qua, và chỉ cần 6 tiếng đồng hồ, xe có thể lưu thông qua cầu, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, xã hội.

Đêm 31/10 vừa qua, Công ty cơ khí 68 & xây dựng Thăng Long đã sử dụng một loại vật liệu mới - siêu đông cứng khi tiến hành sửa chữa các khe co giãn trên cầu Thanh Trì.

Ông Nguyễn Văn Chương, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cơ khí 68 và Xây dựng Thang Long- đơn vị trực tiếp thi công cho biết, với loại vật liệu này, chỉ 6 tiếng đồng hồ sau khi thi công, hàng loạt xe  ô tô đã được lưu thông. Đây là một điều khác biệt, tiết kiệm được thời gian, nguồn lực cho xã hội so với trước đây.

Là tài xế xe tải chuyên tuyến Hà Nội- Hải Phòng, anh Lê Xuân Nam khi di chuyển qua cầu thời điểm đang thi công cũng khá ngạc nhiên. “Khác với cảnh phải phân luồng để phục vụ sửa chữa như trước đây, lần này thông thoáng hẳn, các khe sửa chữa xong cũng chạy êm hơn. Nếu loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi, sẽ đỡ khổ hơn cho cánh lái xe chúng tôi khi phải chờ đợi trong những lần sửa chữa cầu”- anh Nam nói.

Vật liệu siêu đông cứng được ứng dụng sữa chữa cầu Thanh Trì ảnh 1
Được biết, Thanh Trì là một trong những tuyến giao thông quan trọng qua Sông Hồng nằm trên tuyến đường vành đai 3 của Thủ đô, với lưu lượng xe rất lớn. Cầu cũng có trên 28 khe co giãn. Tuy nhiên, sau hơn chục năm đi vào sử dụng, hầu hết các khe co giãn và xuống cấp, hư hỏng nặng cần sớm khắc phục, sửa chữa.

Thông thường, khi thi công hạng mục này, với các vật liệu truyền thống phải mất 24 giờ, thậm chí lâu hơn mới được thông xe. Tại cầu Thanh Trì, lúc sửa chữa khe co giãn, lực lượng chức nặng phải phải phân luồng, xe chỉ đi khoảng 1/4 mặt đường, 3/4 mặt đường còn lại để thi công sửa chữa.

Thực tế, với khoảng thời gian chờ thông cầu lâu, sẽ khiến tình trạng ùn tắc kéo dài, việc phân luồng giao thông khó khăn, gây lãng phí thời gian, chi phí của xã hội. Chưa kể, lượng xe ùn ứ vẫn nổ máy sẽ ảnh hưởng rất lớn về vấn đề khói bụi của Hà Nội và vùng lân cận.

Vật liệu siêu đông cứng được ứng dụng sữa chữa cầu Thanh Trì ảnh 2

Loại vật liệu mới được đề cập ở trên là của nhóm tác giả Công ty CP VMAT sáng tạo. Có mặt tại thời điểm thi công, PGS TS Nguyễn Quang Phúc, Phó Chủ nhiệm Khoa Công trình, Trường ĐH GTVT đánh giá, loại vật liệu này khá linh động, thi công dễ dàng, phù hợp trong thi công đối với các dự án ven cửa ngõ của các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng. Đây cũng là loại vật liệu phù hợp cho thi công trên những tuyến đường độc đạo, đặc biệt sữa chữa trên các cầu cao tốc.

Ông Nguyễn Đức Thắng, Nguyên Tổng cục Trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) cho biết, việc sửa chữa cầu phải đảm bảo thời gian liên kết nhanh, đảm bảo an toàn giao thông. “Loại vật liệu thông thường, có phụ gia, đạt được cường độ như vậy 7-10 ngày, nếu nhanh cũng phải 48 tiếng. Nhưng với loại vật liệu mới này, chỉ cần 5-6 tiếng là đã đạt cường độ cứng mà xe có thể thông qua. Loại vật liêu mới này rất cần thiết với các dự án bảo trì cầu, sẽ tránh được tình trạng ùn tắc kéo dài khi sửa chữa, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM”- ông Thắng nói.

MỚI - NÓNG