Ưu và nhược điểm của việc bơm khí nitơ cho lốp xe

Ưu và nhược điểm của việc bơm khí nitơ cho lốp xe
TPO - Việc bơm khí nitơ vào lốp xe không quá mới nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết được những lợi ích và bất lợi thực tế của công nghệ này.
Một chiếc lốp xe thông thường sẽ được bơm không khí khô, chứa 78% nitơ, 21% oxy và phần còn lại là hơi nước, CO2 và lượng nhỏ các loại khí khác. Tuy nhiên, lượng nitơ trong loại lốp chuyên dụng có thể lên tới 93 - 95%.
Nhờ tính ổn định, nitơ thường xuyên được dùng cho các phương tiện cần sự chính xác như: Xe đua, máy công nghiệp, máy bay và tàu vũ trụ. Điều này khiến nhiều người nghĩ loại khí trên là sự lựa chọn phù hợp cho lốp ôtô, nhưng thực tế, ngoài ưu điểm, nó cũng có nhiều nhược điểm không thể tránh được.
Ưu điểm
Ít bị rò rỉ
Không khí thoát ra khỏi lốp thông qua cấu trúc phân tử của cao su bị kéo giãn khi bánh xe lăn. Nguyên tử nitơ to hơn so với oxy, vì vậy ít bị rỉ không khí ra khỏi cao su khiến lốp "non hơi". Trong khi đó, không khí thông thường bị thất thoát nhanh hơn 1,6 lần so với nitơ. 
Ưu và nhược điểm của việc bơm khí nitơ cho lốp xe ảnh 1 Lốp được bơm khí nitơ ít bị "non hơi" hơn bình thường.
Tiết kiệm nhiên liệu hơn
Áp suất lốp cao hơn sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn. Vì nitơ lưu giữ lại trong lốp xe lâu hơn nên tài xế sẽ không phải vất vả bơm xe thường xuyên để giữ áp suất, và giúp tiết kiệm nhiên liệu.
Giúp điều khiển xe tốt hơn
Trên thực tế, lốp được bơm nitơ không giúp xe tăng khả năng xử lý quá nhiều, thậm chí nếu lái xe hàng ngày, tài xế sẽ không nhận ra quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, nitơ có thể giúp tối ưu hóa việc điều khiển và cân bằng áp suất lốp. Điều đó giải thích cho việc xe đua thường sử dụng lốp nitơ.
Giảm hao mòn
Bơm lốp với khí nitơ sẽ giúp giảm hao mòn các bộ phận của bánh xe. Không khí thông thường sẽ chứa hơi nước trong khi nitơ không có, và hơi nước sẽ làm tăng áp suất trong lốp ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, hơi nước cũng làm rỉ sét bên trong bánh xe hoặc thân van, và có thể cũng ăn mòn các cảm biến giám sát áp suất lốp.
Ưu và nhược điểm của việc bơm khí nitơ cho lốp xe ảnh 2 Việc có ít hơi nước sẽ giúp bánh xe ít hao mòn các bộ phận.
Nhược điểm
Bất tiện
Khí nitơ đắt hơn so với không khí thông thường, và không phải ở đâu cũng có sẵn loại khí này. Đồng thời, tài xế cần tìm một nơi đặc biệt có cung cấp loại khí này. Thậm chí, đôi khi họ sẽ khó tìm thấy chỗ bơm nitơ khi đưa xe đi xa và du lịch.
Tốn thời gian hơn
Bơm khí nitơ vào lốp sẽ phức tạp hơn so với bình thường. Để tối đa hóa lợi ích của lốp khí nitơ, tài xế sẽ cần bơm và xả vài lần để lọc nhiều không khí nhất có thể. Nhiều nơi có máy bơm để lọc khí oxy khỏi nitơ và tự động thực hiện quá trình bơm/xả nếu tài xế đến bơm lần đầu.
Ưu và nhược điểm của việc bơm khí nitơ cho lốp xe ảnh 3 Bơm khí nitơ vào lốp tốn thời gian hơn bình thường.
Chi phí đắt đỏ
Theo Popular Mechanics, tài xế tại Mỹ phải tốn 30 USD (699.000 đồng) cho mỗi lốp bơm nitơ năm 2009. Thiết bị bơm khí nitơ đắt hơn so với máy bơm thông thường, và cũng đòi hỏi nhiều nhân viên vận hành hơn.
Tài xế vẫn phải bơm khí nitơ vào lốp xe thường xuyên
Theo Tire Rack, lốp khí nitơ không đảm bảo việc lái xe quanh năm mà không cần kiểm tra và điều chỉnh lại áp suất. Tài xế có thể kéo dài được thời gian đó nhưng vẫn phải bơm thêm nitơ vào mùa thu và mùa đông khi nhiệt độ giảm.
Theo Theo U.S. News
MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.