Ứng phó COVID-19 chủng mới: Khóa chặt các ổ dịch

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm nhân viên y tế và người dân vùng dịch
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm nhân viên y tế và người dân vùng dịch
TP - GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, 2 ổ dịch của Quảng Ninh là Vân Đồn và Đông Triều cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện một số ca bệnh ở tỉnh này luôn thường trực và hiện hữu.

Tôi được biết có nhiều đồng chí đã gần 1 năm qua chưa được về nhà, nhiều đồng chí phải gác lại việc riêng để chuyên tâm điều trị cho người bệnh COVID-19. Các đồng chí chấp nhận rủi ro để nhận khó khăn về mình. Chúng tôi rất cảm động và đánh giá cao sự hy sinh đó”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói sáng 7/2 khi đến thăm, trò chuyện, động viên các y bác sĩ Bệnh viện Phổi Quảng Ninh.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết, từ ngày 27/1, khi xuất hiện ca dương tính đầu tiên lây nhiễm trong cộng đồng là bệnh nhân 1553 (nhân viên an ninh Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn), đến nay, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận tổng cộng 47 ca dương tính trên địa bàn (chưa kể các ca dương tính là người Quảng Ninh là công nhân Công ty Poyun đang được cách ly tại Hải Dương). Tỉnh đang đào tạo, bổ sung lực lượng, phương tiện đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch cấp bách tại 4 địa bàn trọng điểm: Đông Triều,Vân Đồn, Hạ Long, Cẩm Phả; thiết lập Bệnh viện số 3 tại Bệnh viện đa khoa Hạ Long với quy mô 250 giường bệnh, đảm bảo công tác thu dung, cách ly, điều trị các đối tượng F1 có triệu chứng.

F1 là nguồn lây tiềm tàng nhất

PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, người trực tiếp tham gia Đoàn công tác chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Hải Dương, nhận định, tình hình các ổ dịch nguy hiểm nhất cơ bản đã được khống chế và được “khóa” chặt, không còn khả năng lây lan cho cộng đồng như ổ dịch tại sân bay Vân Đồn, ổ dịch tại công ty Poyun (Chí Linh, Hải Dương). Các ổ dịch xâm nhập ở các địa phương khác cũng đã được khoanh vùng xử lý triệt để. “Tuy nhiên, chống dịch chưa bao giờ là đơn giản, luôn có những tình huống mới nảy sinh phức tạp. Chính vì vậy, tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng, không được phép lơ là, chủ quan và phải cùng nhau chống dịch với những nỗ lực cao nhất”, TS Dương nói.

Trước những băn khoăn về việc có thể để F1 cách ly tại nhà, ông Dương cho rằng, F1 là người đã tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh dương tính nên nguy cơ mắc bệnh là rất cao, có thể nói F1 chính là nguồn lây tiềm tàng nhất. Nếu để cách ly F1 tại nhà có 2 nguy cơ lớn mà chúng ta phải đối mặt. “Thứ nhất, việc cách ly tại nhà thường rất khó triệt để và khó kiểm soát, chỉ cần người F1 lơ là, vi phạm quy định cách ly thì nguồn bệnh sẽ lây ra cộng đồng.

Nhưng nguy cơ thứ hai còn nguy hiểm hơn rất nhiều và thuộc phạm vi y đức. Đó là khi để F1 tại nhà cùng với các thành viên khác trong gia đình thì nguy cơ F1 sẽ làm lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình là rất lớn. Các tổng kết của thế giới thấy, nếu để F1 trở thành F0 ở trong cùng một nhà thì có thể làm lây cho 80% đến 100% thành viên trong gia đình. Đó là chưa kể, các gia đình ở Việt Nam có nhiều thế hệ cùng sinh sống khi bị lây nhiễm sẽ gây bệnh nặng và tử vong cho những người trong cùng gia đình, ông nói.

Xây bệnh viện dã chiến trong gần 16 tiếng

Kỹ sư chuyên nghiệp của Bệnh viện Bạch Mai làm việc xuyên đêm, từ 14h ngày 6/2 tới 5h sáng 7/2, hoàn thành cơ bản bệnh viện dã chiến ở TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, sau chưa đầy 16 giờ triển khai (từ 14 giờ ngày 6/2 đến 5 giờ sáng 7/2), Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ điều trị bệnh nhân COVID-19 đã cơ bản hoàn thành, quy mô 300 giường bệnh trong đó có 30 giường hồi sức chức năng cao. Bệnh viện dã chiến này được đặt tại Trung tâm Y tế TP Điện Biên Phủ.

PGS Cơ cho biết, hàng loạt vật tư, trang thiết bị y tế, máy tim phổi nhân tạo (ECMO), bình khí nén, bình oxy trung tâm được vận chuyển trực tiếp từ Bệnh viện Bạch Mai lên Điện Biên. Khu vực hồi sức tích cực đã sẵn sàng vận hành... Hơn 30 chuyên gia, cán bộ của Bệnh viện Bạch Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Cục Quản lý khám chữa bệnh và Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có mặt tại Điện Biên từ chiều 5/2 để hỗ trợ địa phương phòng chống COVID-19. Đội ngũ tinh nhuệ do Bộ trưởng Bộ Y tế cử đi sẽ hỗ trợ về sàng lọc, truy vết, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19...

Ngày 7/2, Việt Nam ghi nhận thêm 20 ca mắc trong cộng đồng,trong đó có 19 ca ở Hải Dương và 1 ca ở Gia Lai. Cụ thể, Hải Dương ghi nhận 3 bệnh nhân (BN1983-BN1985), nam, có độ tuổi từ 21 đến 34, liên quan ổ dịch huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 15 trường hợp (BN1986-BN2000) là các F1, liên quan ổ dịch tại khu công nghiệp TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trường hợp BN2001 là F1 của BN1711, liên quan ổ dịch ở xã Lê Ninh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Tại Gia Lai, bệnh nhân nam, 50 tuổi, trú tại thị xã Ayun Pa, liên quan ổ dịch huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.