Tuyển sinh đại học năm 2024: Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, vào ngành ngôn ngữ học thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhiều thí sinh băn khoăn đã có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, khi trúng tuyển vào ngành ngôn ngữ sẽ bắt đầu học tiếng như thế nào?

Tại chương trình Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2024 do báo Tuổi trẻ TPHCM phối hợp cùng Vụ giáo dục Đại học (ĐH), Bộ GD&ĐT, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại Hải Dương, em Phạm Trần Diệu Linh, học lớp 12 Sinh, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương chia sẻ đã có chứng chỉ IELTS 7.0 và rất quan tâm đến hai ngành là ngôn ngữ Trung và ngôn ngữ Anh.

Tuyển sinh đại học năm 2024: Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, vào ngành ngôn ngữ học thế nào? ảnh 1

Nhưng Linh thắc mắc khi trúng tuyển, về tiếng, sinh viên sẽ học bắt đầu từ trình độ tương đương đã đạt được chứng chỉ IELTS 7.0 (bậc 5, tức trình độ C1 theo khung tham chiếu ngoại ngữ châu Âu 6 bậc dành cho Việt Nam) hay sẽ học như thế nào. Và trúng tuyển vào ngành ngôn ngữ Trung bằng xét tuyển đầu vào ngôn ngữ Anh thì khi vào học có phải học trước đó 1 khóa học tiếng Trung không?

Trả lời thắc mắc này, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cho biết các ngành ngôn ngữ nói chung xét tuyển bắt đầu từ năng lực ngoại ngữ IELTS 6.5 và tương đương. Nên khi có chứng chỉ IELTS 7.0 thí sinh có thể tham gia xét tuyển kết hợp sớm ở các trường.

Theo TS Cúc Phương, khi thí sinh đạt trình độ IELTS 7.0 trúng tuyển vào học tại Trường ĐH Hà Nội, tùy theo ngành học sẽ được miễn năm học đầu tiên và bắt đầu chương trình của năm học thứ 2. Học ngôn ngữ ở ĐH khác với luyện thi IELTS vì còn phải học nhiều kĩ năng khác.

Với đầu vào ngành ngôn ngữ tiếng Trung không nhất thiết phải thi hay xét tuyển chứng chỉ tiếng Trung mà có thể thi, xét bằng chứng chỉ tiếng Anh. Với những thí sinh trúng tuyển bằng tiếng Anh thì tiếng Trung sẽ được học từ đầu nên thí sinh không phải lo lắng. Còn thí sinh có chứng chỉ tiếng Trung thì được miễn một số học phần đầu tiên tương đương với trình độ các em đã đạt được qua kết quả chứng chỉ tiếng Trung.

Bác Cúc Phương cũng chia sẻ từ năm thứ 3, sinh viên học ngôn ngữ của Trường ĐH Hà Nội sẽ được lựa chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu như Biên-phiên dịch, Du lịch, Thương mại, Sư phạm...

Bà Phạm Thanh Hà, Phó trưởng phòng Quản lí Đào tạo cho hay, Trường ĐH Ngoại thương cũng có một số ngành ngôn ngữ là ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung… và có đào tạo liên ngành. Trong đó, các ngành ngôn ngữ chất lượng cao sẽ gắn với các ngành phụ như Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế. Khi học ngành ngôn ngữ, nhà trường đảm bảo 2 yếu tố: cân bằng (đào tạo nền tảng cốt lõi) và liên ngành, tạo cho sinh viên nhiều lựa chọn.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.