Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì?

Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì?
TPO - Trước thông tin hàng trăm tượng lính tại Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) được cho là giống lính Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng được chuyển đến một khu du lịch ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu chủ sở hữu các tượng lính này phải trả gấp về Khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương), nơi được cho là bán tượng để đưa về Đà Lạt.

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh tượng quân lính được chuyển từ Bình Dương về Lâm Đồng. Tượng được tạc mặc quân phục áo giáp toàn thân phủ màu nhũ vàng; mặc quân phục có pha màu nhũ vàng và đỏ. Nhiều ý kiến cho rằng đây là tượng mô phỏng tượng quân lính Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng. Từ đó, dư luận bức xúc đặt nhiều câu hỏi vì sao người Việt Nam lại sử dụng lính nước ngoài?.

Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì? ảnh 1 Hàng trăm tượng lính được đặt ở KDL Đại Nam

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, tượng lính được lan truyền trên mạng xã hội trước đây được sử dụng trên các tường thành Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương). Tuy nhiên, mới đây khu du lịch này không sử dụng nữa mà chuyển nhượng lại cho một khu du lịch khác đóng tại tỉnh Lâm Đồng.

Liên quan đến vụ việc, ông Huỳnh Uy Dũng còn gọi Dũng “lò vôi”, chủ khu du lịch Đại Nam cho biết, vào năm 2007, khi đang xây dựng khu du lịch Đại Nam, ông có ý tưởng đúc các tượng lính canh để trên tường thành, với ý nghĩa là người lính bảo vệ trường thành.

Có hơn 200 tượng lính được tạc với đầy đủ áo giáp, nón mũ và khiên chống tên. Theo ông Dũng, do nơi đặt tượng bị thấm nước sau một thời gian sử dụng nên cho người dở xuống đưa vào bãi đất trống trong khuôn viên Đại Nam. Tượng được đặt ở chỗ dễ thấy nên đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Minh đến hỏi và sau đó được Đại Nam bán thanh lý để chuyển về tỉnh Lâm Đồng.

Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì? ảnh 2 Tượng lính được tạc áo giáp giống lính Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng
Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì? ảnh 3 Ông Dũng cho rằng trên khiên được họa tiết chim Lạc nên đó lả lính Việt Nam. Tuy nhiên, giới chuyên gia lại phủ nhận điều này

Trước thông tin Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng không cho phép Tập đoàn Liên Minh trưng tượng lính ở một khu du lịch trên địa bàn, ông Huỳnh Uy Dũng cho biết trong trường hợp phía Liên Minh trả lại ông sẽ nhận và đập bỏ để bán sắt vụn bên trong.

Nói về tượng lính được tạc từ Khu du lịch Đại Nam, một chuyên gia về lịch sử nhìn nhận rằng, qua hình ảnh cho thấy không phải lính Việt Nam bất kể thời đại nào. Còn về họa tiết chim Lạc được ráp trên khiên chống tên chưa đúng với nguyên bản trên trống đồng của Văn hoá Đông Sơn thời Hùng Vương. “Một người nước ngoài cầm trên tay lá cờ Việt Nam, không thể gọi người đó là người Việt Nam được”, vị chuyên gia nói.

Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì? ảnh 4
Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì? ảnh 5 Ngoài hình ảnh tượng lính mặc áo giáp cũng có tượng lính áo vải thời phong kiến Việt Nam

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, hiện trên tất cả tường thành từ đầu cổng Khu du lịch Đại Nam vào bên trong đã tháo dỡ các tượng lính. Trước đây, Đại Nam bố trí hàng trăm tượng lính đứng canh gác trên tường thành và dưới đất bên trong khu du lịch.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Khoa Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, Sở đang rà soát lại xem việc Đại Nam đặt tượng lính trên tường có vi phạm quy định nào hay không. Theo quy định, tượng dùng để trưng bày cho khách tham quan phải được kiểm nghiệm, cấp phép từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tượng lính được Đại Nam đặt trên tường để tô đẹp kiến trúc chứ không phải mục đích trưng bày tham quan.

Cũng theo ông Hải, lý do chủ khu du lịch Đại Nam tháo dỡ tượng lính xuống là vì có nhiều lời nhận xét tượng lính không giống người Việt Nam. Phía Đại Nam nhiều lần định tháo dỡ và mới đây thực hiện để đập bỏ bán sắt vụn nhưng một doanh nghiệp ở Lâm Đồng đến tham quan thấy nên xin mua lại. “Sở đã khuyến cáo các cá nhân, đơn vị có ý định trưng bày tượng có yếu tố lịch sử đều phải có sự chấp thuận bằng văn bản từ cơ quan chức năng”, ông Hải nói.

Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì? ảnh 6 Chủ KDL Đại Nam sẽ đập bỏ tượng lính để bán sắt vụn
Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì? ảnh 7 Những tượng lính được dựng trên thành trước khi bị tháo dỡ
Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì? ảnh 8 Tất cả tượng lính gác tường thành đều được tháo dỡ xuống
Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì? ảnh 9 Một doanh nghiệp ở Lâm Đồng mua lại tượng lính từ Đại Nam
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.