Tượng đài Điện Biên Phủ là một khối pin khổng lồ?

Tượng đài Điện Biên Phủ là một khối pin khổng lồ?
Đã hơn 3 năm kể từ khi khánh thành Tượng đài Chiến thắng Điện Biên (30/4/2004) và cũng tròn 3 năm tính từ dấu hiệu xuống cấp đầu tiên là nền móng của Tượng đài Chiến thắng Điện Biên và đến giờ là hàng loạt biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng của chính tượng đài.

>> Tượng đài Điện Biên Phủ đúc bằng đồng phế liệu?
>> Khởi tố, bắt tạm giam PGĐ Sở VHTT Điện Biên

Tượng đài Điện Biên Phủ là một khối pin khổng lồ? ảnh 1

Những vết nứt do lõi bê tông giãn nở và sunphat đồng chảy thành dòng. Ảnh : Dũng Nguyên

Đồng phế liệu không sợ bằng kỹ thuật luyện đồng kém

Chỉ bằng mắt thường cũng nhận thấy có đến 1/3 tượng đài đã bị gỉ xanh, các vết nứt chằng chịt.

Ông Nguyễn Văn Ứng – một nghệ nhân kỳ cựu của làng đúc đồng Ngũ Xã, cho biết: Trong toàn bộ quá trình đúc thủ công có hai khâu được xem như quyết định là Làm khuôn và Luyện kim. Khuôn tốt thì sản phẩm không bị rỗ, tạo được bề mặt bóng làm giảm được quá trình oxi hóa, đồng thời làm khuôn tốt thì khi rót nước đồng mới ăn đầy các bề mặt, làm đầy và căng khối.

Luyện đồng tốt thì loại bỏ được tạp chất, sản phẩm đúc không bị oxi hóa tránh rỉ mốc. Nếu sản phẩm đúc là đồng nguyên chất để lâu ngày trên bề mặt chỉ có một lớp màng đen đó chính là đồng sunphát, lau qua là sạch. Nhưng nếu một sản phẩm có nhiều tạp chất thì giữa đồng nguyên chất và các tạp chất sẽ tạo thành một điện cực, khi có nước sẽ  có một phản ứng hóa học ăn mòn kim loại tạo  ra Sunphát đồng chính là chất gỉ xanh mà ta thường thấy trên các sản phẩm đồng kém chất lượng.

Trước tình hình xuống cấp của tượng đài Chiến thắng Điện Biên, khi thấy hàng loạt các dòng đồng xanh chảy ra từ những vết nứt trên tượng đài nhiều báo đặt giả thuyết: Liệu tượng đài Chiến thắng Điện Biên có phải được đúc từ đồng phế liệu? Câu hỏi đưa ra hợp lý nhưng không xác đáng vì dù là đồng phế liệu nhưng nếu kỹ thuật luyện đồng tốt thì sản phẩm đúc đồng vẫn tốt như thường. Nhưng chắc chắn là kỹ thuật luyện kim của tốp thợ trực tiếp nấu những mẻ đồng đúc tượng đài Điện Biên là thấp.

Nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Ứng cho biết: người thợ khi xưa nghèo lấy đâu ra tiền để mua đồng nguyên chất mà đúc, hầu hết là đồng tạp, đồng phế liệu, hay chăng là chỉ chọn kỹ bẻ mẩu đồng xem “răng đồng” là biết hàm lượng đồng nhiều hay ít, sau mới nấu lên dựa vào bí quyết luyện kim để nấu thành đồng nguyên chất, nên ở mỗi phường đúc thì bí quyết luyện kim được giấu như đồ gia bảo, trực truyền luân phiên trong dòng họ qua các đời mà thôi.

Trên thực tế hầu hết các sản phẩm tượng, hay tượng đài để ngoài trời đều không tránh khỏi việc bị oxi hóa, và đều phải trùng tu, nhưng đương nhiên là thời gian để phải trùng tu sẽ rất lâu đối với một sản phẩm được đúc tốt, và sẽ rất nhanh đối với một tác phẩm đúc tồi, đáng tiếc công trình tượng đài Chiến thắng Điện Biên lại nằm trong nhóm sau vì chỉ sau ba năm mà 1/3 diện tích tượng đài bị mốc, gỉ thậm chí còn bị nứt.

Thêm một nguyên nhân nữa khi trả lời phỏng vấn của báo chí sau khi khánh thành tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, bà Võ Thị Hồng – Giám đốc công ty mĩ thuật Trung ương đơn vị trực tiếp thi công công trình có thông báo về độ dày của các cấu kiện đúc là từ 3 đến 5 cm. Tất nhiên sự thông báo không có ai kiểm chứng khi mà tượng đài đã được dựng lên rồi nhưng nếu suy tính kỹ thì bản thân số liệu này có những điểm không hợp lý:

Tượng đài cao 13.25m được đúc từ 11 cấu kiện sau đó mới ghép lại vậy mỗi cấu kiện có chiều cao trung bình là 1.2m.

Trong khi đúc, một điều tối kỵ là đúc dày, vì đúc dày sẽ bị co khối, sản phẩm không thành hình, đúc mỏng thì khối mới căng, sản phẩm khi ra khuôn mới thật và bằng kích thước yêu cầu của thiết kế. Hơn thế nữa việc đúc được căng khối lại cần hơn khi mà công trình tượng đài được ghép từ 11 khối cấu kiện khác nhau, đòi hỏi sự chuẩn xác.

Nhiều khi một người thợ lành nghề có thể nhìn chiều cao, chiều rộng của sản phẩm mà tính được khối lượng thực chất của công trình. Vì có một số nguyên tắc về độ dày của sản phẩm tỉ lệ với chiều cao; Ví dụ một sản phẩm cao 1.5m thì chỉ được đúc với độ dày từ 1.5 đến 2cm là cùng, quá sẽ bị co khối và sản phẩm sẽ bị hỏng. Như vậy phải chăng số liệu dày từ 3 – 5cm mà bà Hồng đưa ra là chỉ để đẽo cho khít với con số 220 tấn đồng nguyên liệu để đem nấu trong lò đúc?

Tượng đài là một khối pin khổng lồ?

Những thông số cuối cùng về tượng đài Chiến thắng Điện biên được đưa ra ngay sau khi công việc dựng được hoàn tất là: Tượng đài cao 13.25m, ghép từ 11 cấu kiện, và tổng trọng lượng vào khoảng 360 tấn, trong đó có 220 tấn đồng và khoảng... 140 tấn bê tông cộng cốt thép được dựng và đổ vào trong lõi tượng đài.

Quả là những con số hoành tránh về một công trình tượng đài kỳ vĩ nhất Việt Nam đầu thế kỷ 21, nhưng ít ai để ý tới chi tiết cực kỳ quan trọng: 140 tấn bê tông và cốt thép được đổ vào lõi tượng đài sẽ trở thành một thảm họa đối với tuổi thọ của tượng đài Chiến thắng Điện Biên.

Tượng đài Điện Biên Phủ là một khối pin khổng lồ? ảnh 2
Vết nứt do lõi bê tông giãn nỡ. Ảnh : Dũng Nguyên

Bê tông được đổ vào tượng đài sẽ đúng theo nguyên tắc vật lý là gặp nóng thì nở và gặp lạnh thì co lại mà thời tiết trên Điện Biên rất khắc nghiệt nên sự co giãn của khối bê tông cốt thép nặng 140 tấn ở trong sẽ dần xé vỏ đồng bên ngoài, chính điều này làm cho tượng đài đang có những vết nứt dọc ngang thân.

Nước bê tông là một dung dịch có tính kiềm khi kết hợp với đồng sẽ tạo ra một phản ứng hóa học tạo ra Sunphát đồng, nếu để ý kỹ những bức ảnh thì sẽ thấy từ các vết nứt nước đồng xanh ứa ra chảy thành vệt và có nhiều chỗ thấy hẳn thành dòng.

Bản thân bộ khung sắt đi kèm với bê tông cũng sẽ tạo ra một điện cực pin khi hai kim loại không đồng chất, khi gặp nước sẽ cũng xảy ra hiện tượng ăn mòn kim loại, và sản phẩm đương nhiên cũng là Sunphát đồng.

Vậy là ba bề bốn bên đều dẫn tới chuyện tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ đang dần trở thành hỗn hợp sunphát đồng vì bị ăn mòn từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong, những nỗ lực bảo dưỡng và kể cả khi quét một lớp hóa chất bảo vệ bề mặt thì cũng không chống lại được sự ăn mòn.

Theo VietnamNet

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.