Theo đó, 2 bé trai cùng sinh năm 2012, ngụ tại Gia Lai nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, bỏng nặng vùng đầu, mặt, tứ chi. Cả hai bé học cùng lớp. Trước khi tai nạn xảy ra, cả hai đã xem các video hướng dẫn tự chế pháo rồi rủ nhau đặt mua thuốc nổ trên mạng về thực hành.
Bệnh nhi bị thương nặng khi chơi pháo tự chế được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 |
Trong khi đang chế pháo thì phát nổ và cả hai bé đã bị chấn thương nặng, nhiều vùng trên cơ thể cháy đen. Cả hai nạn nhận lập tức được đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu, sau đó được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Trường hợp thứ 3 là nam bệnh nhi 12 tuổi, ngụ tại Bình Phước nhập viện cấp cứu trong tình trạng dập nát bàn tay trái. Trước đó, nạn nhân đã dùng bột diêm để chế pháo. Trong khi chơi thì pháo nổ trên tay khiến nạn nhân bị chấn thương nặng.
Tai nạn pháo nổ thường xảy ra vào cuối năm, phụ huynh cần cảnh báo và giáo dục con trẻ tránh nguy hiểm |
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, ê kíp bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân bị dập nát nham nhở các ngón 1,2,3 và gãy hở xương bàn ngón 2 của tay trái. Dù không phải đoạn chi nhưng nhưng những vết thương có nguy cơ để lại những di chứng về vận động và thẩm mỹ.
BS Nguyễn Thị Ngọc Ngà - Phó khoa Bỏng - Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cảnh báo, tai nạn pháo nổ thường xảy ra vào dịp cuối năm. Thương tích do hỏa khí để lại những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Để tránh tai nạn tương tự có thể xảy ra, bác sĩ khuyến cáo gia đình và nhà trường cần tăng cường nhắc nhở trẻ tuyệt đối không được sử dụng các vật liệu gây nổ, trộn các hoá chất để chế tạo pháo. Đồng thời giáo dục cho trẻ hiểu các mức độ nguy hiểm do pháo gây ra như gây cháy nổ, thương tích, tàn tật, thậm chí gây tử vong.