Tu-95 và sự trở lại của 'bóng ma' Chiến tranh Lạnh

TPO - Oanh tạc cơ Tu-95 được mệnh danh là "bóng ma" thời Chiến tranh Lạnh lại được nhắc đến sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga, động thái được cho là khơi mào cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng Tu-95 và các phiên bản nâng cấp sau đó đạt tầm bay lên đến 15.000km không cần tiếp nhiên liệu, giúp oanh tạc cơ này có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.
Tu-95 và sự trở lại của 'bóng ma' Chiến tranh Lạnh ảnh 1

Máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt Tu-95 “Bear-H” do Cục Thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950, đưa vào biên chế của lực lượng không quân chiến lược Liên Xô vào năm 1956.

Tu-95 và sự trở lại của 'bóng ma' Chiến tranh Lạnh ảnh 2

Với tuổi đời gần 60 năm, Tu-95 hiện là loại máy bay ném bom cánh quạt duy nhất trên thế giới.

Tu-95 và sự trở lại của 'bóng ma' Chiến tranh Lạnh ảnh 3

Tu-95 có chiều dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn.

Tu-95 và sự trở lại của 'bóng ma' Chiến tranh Lạnh ảnh 4

Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh. Máy bay có tốc độ cận âm 925 km/h và trần bay cao lên tới 12.000m.

Tu-95 và sự trở lại của 'bóng ma' Chiến tranh Lạnh ảnh 5

Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000km không cần tiếp nhiên liệu, giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.

Tu-95 và sự trở lại của 'bóng ma' Chiến tranh Lạnh ảnh 6

Nhiều nguồn tin cho biết, trong số gần 100 máy bay Tu-95 và các phiên bản nâng cấp sâu trong biên chế không quân chiến lược của Nga, hiện có 32 chiếc đang thường trực chiến đấu và tiếp tục được nâng cấp lên chuẩn MSM để kéo dài tuổi thọ khoảng 30 năm, còn lại gần 60 chiếc đang được niêm cất trong kho.

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Theo Theo EnglishRussia
Bình luận