Truyền thông Nga: Ukraine bí mật nhận tên lửa JFS-M từ Đức

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Truyền thông Nga cho rằng, Đức đã âm thầm chuyển giao tên lửa JFS-M cho Ukraine để sử dụng trên các tổ hợp pháo phản lực HIMARS. Điều này sẽ trở thành một mối đe dọa đối với kho tàng quân sự Nga trên bán đảo Crimea.

Theo trang tin quân sự Topwar, cuộc đàm phán giữa Ukraine và Mỹ về việc cung cấp tên lửa ATACMS chỉ là vỏ bọc bởi nhiều khả năng Ukraine đã nhận được một số tên lửa JFS-M từ Đức.

Hiện Kiev và Berlin vẫn chưa phản hồi về thông tin mà Nga đưa ra.

Video mô phỏng sức mạnh của JFS-M. Nguồn: Port Altele

Tên lửa JFS-M (hỗ trợ hỏa lực liên hợp) đang được tập đoàn MBDA phát triển để sử dụng trên các tổ hợp HIMARS và M270, có thể tăng tầm bắn các vũ khí của Ukraine từ 300 km lên 500km. JFS-M có tốc độ cận âm cao từ 600 - 1.000 km/h.

Truyền thông Nga: Ukraine bí mật nhận tên lửa JFS-M từ Đức ảnh 1

Mô hình JFS-M của MBDA trưng bày tại ILA 2022.Ảnh: Defence

JFS-M có chiều dài 2.6m, sải cánh 1.5m và trọng lượng khởi điểm 250 - 300 kg, ứng dụng công nghệ tàng hình cao, tên lửa hành trình thế hệ mới JSF-M được đánh giá nguy hiểm hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS. Do bay ở độ cao thấp, tên lửa dễ dàng qua mặt được các hệ thống phòng không của đối phương.

Truyền thông Nga: Ukraine bí mật nhận tên lửa JFS-M từ Đức ảnh 2

JFS-M được đặt trên bệ phóng xe IVECO Trakker (6x6). Ảnh: Defence

Đầu đạn của JFS-M có sức công phá lớn, có thể phá hủy các cơ sở tiêu chuẩn, căn cứ quân sự. Được biết, đầu đạn chiếm tới 30% khối lượng của tên lửa do đó uy lực của nó có thể xếp ngang hàng với tên lửa GMLRS.

Truyền thông Nga: Ukraine bí mật nhận tên lửa JFS-M từ Đức ảnh 3

Tên lửa có tốc độ di chuyển 0.4-0.9 Mach. Ảnh: defence

Tên lửa sử dụng hệ thống quán tính kết hợp định vị vệ tinh trong giai đoạn đầu, đầu dò ảnh nhiệt thụ động có tác dụng nhận dạng vật thể khi tiến hành công kích. Khả năng chuyển hướng tên lửa sau khi phóng, cũng như hủy bỏ nhiệm vụ trong chuyến bay cũng được thiết kế.

Truyền thông Nga: Ukraine bí mật nhận tên lửa JFS-M từ Đức ảnh 4

Hệ thống sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo) sẽ cho phép nhận dạng mục tiêu tự động. Ảnh: Defence

Bên cạnh đó, JFS-M có thể sử dụng một tuyến đường phi tuyến để tiếp cận mục tiêu, với hướng đi, độ cao và vận tốc có thể lập trình được. Tên lửa có khả năng liên kết dữ liệu cho phép lập kế hoạch nhiệm vụ từ xa và thiết lập thông tin liên lạc để dễ dàng điều khiển tấn công mục tiêu.

Nếu tên lửa JFS-M thực sự xuất hiện trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, lực lượng vũ trang Ukraine hoàn toàn có thể phá hủy hệ thống cầu đường, sân bay, căn cứ quân sự nằm trên bán đảo Crimea do Nga kiểm soát.

MỚI - NÓNG