Trưởng ban Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 3/3, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng về việc thực hiện Kết luận 120-KL/TW của Bộ Chính trị Khóa XI về quy chế dân chủ ở cơ sở.
Trưởng ban Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng ảnh 1

Bà Trương Thị Mai phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Báo cáo cáo với đoàn công tác, bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã kịp thời tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc triển khai các nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ và người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được nâng lên; Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác kiểm tra, giám sát; công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, mô hình xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng rõ nét, cụ thể.

Từ năm 2016 đến nay, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh đã tổ chức 11 đợt giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đối với 3 loại hình tại 96 cơ quan đơn vị, địa phương. Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức 581 cuộc giám sát chuyên đề và tham gia 1.803 cuộc giám sát khác; tham gia góp ý 1.914 văn bản, tổ chức 140 cuộc phản biện xã hội…

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác cũng như lãnh đạo các Sở ngành, địa phương đã có những trao đổi, thảo luân xoay quanh những vấn đề làm tốt, những mô hình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có hiệu quả cần nhân rộng hay chưa tốt, những vướng mắc cần kiến nghị, đề xuất để kịp thời tháo gỡ…

Ông Lâm Văn Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng thông tin thêm, trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Sóc Trăng làm rất bài bản, do đó, có thể khẳng định, hiện nay, tại Sóc Trăng không còn tình trạng khiếu kiện phức tạp, đông người. Việc thực hiện xây dựng Nông thôn mới có sự tham gia của người dân rất tích cực là nhờ có sự công khai minh bạch, lấy ý kiến của người dân, là sự thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tuy nhiên đây đó vẫn còn có nơi, có lúc việc thực hiện quy chế dân chủ còn mang tính hình thức, khi kiểm tra, giám sát phát hiện đã chấn chỉnh ngay.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương đã biểu dương Tỉnh ủy, các cấp ngành tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt Kết luận 120 của Bộ Chính trị về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó đến nay 100% cơ quan, đơn vị đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc phát huy dân chủ ở cơ sở đã góp phần nâng cao trình độ, nhận thức, ý thức trách nhiệm với pháp luật của cán bộ đảng viên cũng như người dân. Chỉ số hài lòng của người dân ở Sóc Trăng được xếp đứng thứ 10 cả nước.

Bên cạnh đó, bà Trương Thị Mai cũng yêu cầu cấp ngành tỉnh, cơ quan đơn vị cần phát huy tinh thần làm chủ của người dân, cán bộ, đảng viên cần tránh quan liêu, hình thức, phải am hiểu địa bàn, hiểu người dân muốn gì, cần gì. Trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dân chủ, lợi dụng dân chủ ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; xúc phạm đến tổ chức cá nhân gây bất ổn chính trị, an ninh, xã hội…

Bà Trương Thị Mai đề nghị Sóc Trăng cần tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tiếp tục lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu người dân; đẩy mạnh tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng sâu vùng xa tiếp tục chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.