Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc: Cần hậu thanh tra, kiểm tra để kiềm chế đối tượng 'không biết sợ'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Viện dẫn các vụ Việt Á, Cục Lãnh sự, FLC... Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, các cơ quan, trong đó Cơ quan điều tra (Bộ Công an) đã kiến nghị cần thiết có hậu thanh tra, kiểm tra để đảm bảo kiềm chế một số đối tượng "không biết sợ".
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc: Cần hậu thanh tra, kiểm tra để kiềm chế đối tượng 'không biết sợ' ảnh 1

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc

Chiều 9/9, phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Tư pháp, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết, hằng năm, với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Công an thường xuyên chủ động tham mưu cho Chính phủ, phối hợp các bộ, ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch chủ động giải quyết công tác phòng chống tham nhũng (PCTP), các kiến nghị cơ bản đã được giải quyết.

Bộ Công an cũng coi trọng câu chuyện giải quyết án tạm đình chỉ, đã phối hợp giữa các ngành và bản thân Cơ quan điều tra Bộ Công an đã có Kế hoạch số 13 để giao chỉ tiêu đối với các cơ quan, đảm bảo năm sau giảm loại án này so với năm trước. Theo ông Ngọc, số liệu tồn đọng là từ nhiều năm và có tình hình phức tạp của những năm gần đây.

Trước năm 1990, tội phạm ở thời kỳ bao cấp. Từ năm 1990 đến 2000 thì không còn là thuốc phiện mà chủ yếu heroin, tội phạm có tổ chức… Từ 2010 - 2020 là tội phạm núp bóng doanh nghiệp, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng. Từ năm 2020 đến nay là tội phạm lợi dụng dịch bệnh, thiên tai, tội phạm mạng không biên giới.

“Chúng tôi sẽ tập trung giải quyết, và quan trọng nhất là tất cả đã có giám sát của Viện kiểm sát theo luật. Thực tế cũng chỉ rơi vào một số nhóm tội phạm", Thứ trưởng cho hay.

Cũng theo Trung tướng Ngọc, Bộ Công an đã đề xuất hoàn thiện pháp luật để có Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022; có các nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ và điện của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 4/2022, đôn đốc các bộ, ban, ngành tập trung các giải pháp.

"Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ, bước đầu phối hợp với Bộ Công an Lào xây dựng kế hoạch cùng đấu tranh tội phạm từ xa, đặc biệt là tội phạm ma túy", Thứ trưởng Bộ Công an cho hay.

Đại diện Bộ Công an cũng cho biết, mỗi giai đoạn thì cơ cấu tội phạm có những điểm khác nhau. Trước năm 1990, tội phạm ở thời kỳ bao cấp. Từ năm 1990 đến 2000 thì không còn là thuốc phiện mà chủ yếu heroin, tội phạm có tổ chức… Từ 2010 - 2020 là tội phạm núp bóng doanh nghiệp, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng. Từ năm 2020 đến nay là tội phạm lợi dụng dịch bệnh, thiên tai, tội phạm mạng không biên giới.

"Chúng tôi đã nhận diện, phân ra các giai đoạn để xác định cơ cấu tội phạm trong các giai đoạn đó, sau đó tổng kết lại, tham mưu Bộ Chính trị, Chính phủ chỉ đạo các địa phương, phối hợp các bộ, ban, ngành chủ động trong lĩnh vực này", Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nêu.

Bộ Công an cũng kiến nghị ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, với đề án 06 của Chính phủ về Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Về công tác PCTN, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác PCTN, tiêu cực và Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực vừa rồi đã rõ sự chỉ đạo, kết quả, dự báo trong thời gian tới.

Với 5 vụ: Việt Á, Cục Lãnh sự, FLC, Tân Hoàng Minh, AIC thì các cơ quan, trong đó Cơ quan điều tra Bộ Công an đã kiến nghị tương đối sát. "Ví dụ, cần thiết có hậu thanh tra, kiểm tra để đảm bảo kiềm chế một số đối tượng 'không biết sợ'. Hoàn thiện một số thể chế pháp luật, kiến nghị cảnh báo những luật dễ bị lợi dụng chính sách, sơ hở để sai phạm”, ông Ngọc cho hay.

Cùng với đó, Bộ Công an cũng kiến nghị ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, với đề án 06 của Chính phủ về Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

“Khi chúng ta làm tốt cái này, việc người dân trực tiếp dùng giấy tờ, gặp cơ quan công quyền sẽ hạn chế, tình trạng 'tham nhũng vặt', bôi trơn như các đại biểu nêu sẽ được hạn chế...", Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc khẳng định.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.