Trung Quốc chuẩn bị ‘chiến tranh thông tin’?

Trung Quốc chuẩn bị ‘chiến tranh thông tin’?
Hệ thống định vị "Bắc Đẩu" của Trung Quốc không chỉ có tính năng dân sự, mà còn có ứng dụng quân sự. Đó là thừa nhận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự của BCH Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc.

> 'Trung Quốc chưa phải siêu cường trên thế giới'

Trung Quốc chuẩn bị ‘chiến tranh thông tin’? ảnh 1

Ông này đã thị sát kiểm tra trạm định vị vệ tinh dẫn đường chính của quân đội Trung Quốc hôm 28-12. Tức là, một ngày sau khi Bắc Kinh đề xuất cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng hải của mình cho các nước châu Á.

Tướng Phạm Trường Long nhận định rằng “Bắc Đẩu” (Beidou) là cơ sở dành cho nhiều hệ thống thông tin. Theo lời ông này, hệ thống được sử dụng, "cả trong mục đích quân sự và dân dụng", có lợi cho đất nước, quân đội và nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và chủ quyền của Trung Quốc.

Còn giới chuyên viên thì lưu ý rằng hệ thống định vị “Bắc Đẩu” sẽ làm Bắc Kinh tốn phí chừng 25 tỷ USD.

Tuyên bố của vị quan chức cấp cao Trung Quốc về thành phần quân sự nặng ký của "Bắc Đẩu” không phải là phát kiến mới mẻ. Chuyên viên Nga Yakov Berger từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nêu nhận xét: “Hoàn toàn rõ ràng rằng bất kỳ hệ thống định vị nào trong công tác quân sự được đảm bảo tốt nhất với sự hỗ trợ của vệ tinh. Chiến tranh thông tin hiện đại chỉ đơn giản là không thể thiếu việc sử dụng các vệ tinh dẫn đường cho phương tiện sát thương và các kỹ thuật cơ động. Cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông đã cho thấy điều đó.

Trung Quốc hiển nhiên đang chuẩn bị tiến tới loại chiến tranh như vậy. Cách đây chưa lâu, trong chuyến thăm Quân khu Quảng Châu ở nam Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã nói dứt khoát rằng quân đội cần sẵn sàng cho chiến tranh hiện đại. Rõ ràng là hệ thống định vị với hỗ trợ của vệ tinh đóng vai trò rất t lớn chính trong cuộc chiến hiện đại”.

Chuyên viên Berger không đánh giá chính xác mức sẵn sàng của Trung Quốc để tới chiến tranh thông tin. Tuy nhiên, ông cho rằng chuẩn bị chiến tranh thông tin là một trong những mục ưu tiên trong chiến lược quân sự Trung Quốc.

“Xét theo cách họ đã đạt thành công to lớn trong việc đưa tàu vũ trụ có người lái đàn lên không gian, phóng vệ tinh quay xung quanh Mặt trăng, thì hoàn toàn rõ rằng Trung Quốc đang tiến bước rất nhanh chóng. Trên thực tế hầu như không có thông tin về bất kỳ thất bại nào trong lĩnh vực này.

Liệu họ đã đạt đến trình độ như người Mỹ hay chăng? Khó có câu trả lời chính xác, nhưng có lẽ là chưa. Nhưng mặt khác có thực tế không cần nghi ngờ là Trung Quốc đang xích gần đến trình độ này”.

Chuyên viên Yakov Berger đồng ý với quan điểm của nhiều đồng nghiệp, rằng hệ thống "Bắc Đẩu" có thể được sử dụng như là thành tố vô hiệu hóa tên lửa của đối phương tiềm năng.

“Trung Quốc đang phát triển chương trình không gian toàn diện. Họ phóng tên lửa có thể triệt hạ các tên lửa nước ngoài. Có những phương tiện đặc biệt cả để tạo ra tiếng ồn cả để chặn chuyển giao thông tin. Đương nhiên, như chúng ta biết, họ cũng đã tung ra những virus đặc biệt để ngăn cản phòng thủ tích cực. Bây giờ tất cả những thứ đó là bộ phận của cuộc chiến tranh thông tin này”.

Các chuyên viên phân tích quân sự chỉ ra một thực tế là hiện tại những hệ thống thông tin và hệ thông liên lạc của hàng loạt quân đội trên thế giới đang sử dụng hệ thống định vị GPS Mỹ. Nhưng Mỹ có khả năng vào bất kỳ thời điểm nào ngắt mạch hoạt động của toàn bộ hoặc một phần hệ thống dẫn hướng-định vị.

Dưới góc độ đó, hệ thống "Bắc Đẩu" Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của GPS Mỹ.

Theo Voice of Russia

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.