Trưng bày 'Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội'

TPO - Trải qua hơn 100 năm, các công trình mang phong cách phương Tây và một số công trình có sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp với những nét đặc trưng của kiến trúc bản địa vẫn đang được sử dụng và trở thành di sản có giá trị về văn hóa mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên một diện mạo Thủ đô Hà Nội vừa cổ kính vừa hiện đại.
Trưng bày 'Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội' ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân (thứ nhất), ông Bertrand Lortholary, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam (thứ hai) và ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Việt Nam (thứ tư) tại Trưng bày “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội". Ảnh: Kiến Nghĩa

 

Nhằm phát huy khối tài liệu lưu trữ tiếng Pháp, đồng thời hướng tới kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp, ngày 27/10, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) đã phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ quốc gia “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” tại phố Sách Hà Nội từ ngày 27/10 đến 5/11/2017.

Tới dự triển lãm có ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Bertrand Lortholary, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo UBND thành Phố Hà Nội, Sở thông tin và Truyền thông Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ Việt Nam… Cuộc trưng bày lần này giới thiệu 70 phiên bản tài liệu hành chính, hình ảnh, bản vẽ kỹ thuật của 6 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu tại Hà Nội.

Đây là những công trình do các kiến trúc sự Pháp thiết kế và xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX như: Nhà hát Thành phố (Nhà hát Lớn Hà Nội hiện nay), Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hiện nay), Sở Bưu điện Hà Nội (hiện nay Bưu điện thành phố Hà Nội đang sử dụng), Trường Đại học Đông Dương (hiện nay Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội đang sử dụng), Nha Tài chính Đông Dương (trụ sở Bộ Ngoại giao hiện nay) và cầu Doumer (cầu Long Biên hiện nay).

Trưng bày 'Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội' ảnh 2

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân (trái) tặng ông Bertrand Lortholary, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam bức ảnh Bản vẽ tổng thể các nhịp cầu Long Biên. - Ảnh: Kiến Nghĩa

Tài liệu lưu trữ về các công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu nói trên hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục văn thư và Lưu trữ Nhà nước). Việc tổ chức trưng bày “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” sẽ giúp công chúng hiểu hơn về di sản kiến trúc của Hà Nội, đồng thời cũng là dịp để người dân có cơ hội tiếp cận với các tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa cũng như công tác duy tu, bảo tồn các di sản kiến trúc của nước ta hiện nay.

Trưng bày 'Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội' ảnh 3

Hình ảnh Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Trưng bày “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”- Ảnh: Kiến Nghĩa

Trưng bày 'Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội' ảnh 4

Hình ảnh cầu Long Biên tại Trưng bày “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”- Ảnh: Kiến Nghĩa

Trưng bày 'Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội' ảnh 5

Tài liệu, bản vẽ thiết kế về Nhà hát Lớn Hà Nội tại Trưng bày “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” - Ảnh: Kiến Nghĩa

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.