Trốn lệnh truy nã 23 năm vẫn không thoát

Lê Văn Thuấn (trái) bị Công an tỉnh Quảng Trị bắt giữ sau 23 năm trốn lệnh truy nã bằng tên thật.
Lê Văn Thuấn (trái) bị Công an tỉnh Quảng Trị bắt giữ sau 23 năm trốn lệnh truy nã bằng tên thật.
TPO - Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02) Công an tỉnh Quảng Trị đã hoàn tất thủ tục và tiến hành bàn giao Lê Văn Thuấn, đối tượng đã trốn lệnh truy nã suốt 23 năm bằng tên thật.

Trước đó, bằng biện pháp nghiệp vụ, PC02 Công an Quảng Trị phát hiện Lê Văn Thuấn (SN 1975, quê xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) hiện trú và làm việc tại phường 5, TP Đông Hà (Quảng Trị) có biểu hiện nghi vấn. Đây có thể là đối tượng đang bị Trại giam Đắk Trung, tỉnh Đắk Lắk truy nã về tội Trốn khỏi nơi giam giữ khi đang chấp hành án về hành vi trộm cắp tài sản. PC02 Công an Quảng Trị chủ động phối hợp với Trại giam Đắk Trung, tỉnh Đắk Lắk xác minh thông tin.

Cũng trong tháng 12/2018, PC02 Công an Quảng Trị nhận được công văn của Trại giam Đắk Trung đề nghị xác minh đối tượng Nguyễn Đăng Thành (SN 1969, ấp 3, xã An Hòa, Hội An, TP Huế (Thừa Thiên-Huế) bị truy nã theo Quyết định 05 ngày 3/2/1995 của Trại giam Đắk Trung.

Sau khi điều tra, căn cứ kết quả giám định, PC02 Công an Quảng Trị xác định Nguyễn Đăng Thành chính là Lê Văn Thuấn nên lập tức bắt giữ, bàn giao cho Trại giam Đắk Trung, tỉnh Đắk Lắk để xử lý.
Lê Văn Thuấn có nhiều tiền án, gồm 2 lần trốn trại, 2 lần trộm cắp, 1 buôn bán ma túy. Khi trốn lệnh truy nã, trú tại TP Đông Hà, Thuấn sống chung với 2 người phụ nữ và con cái của mình, làm thuê cho một công ty truyền thông quảng cáo.
Theo PC02 Công an Quảng Trị, tên Lê Văn Thuấn cùng năm sinh, quê quán hiện tại là thật, còn tên Nguyễn Đăng Thành cùng địa chỉ, quê quán theo lệnh truy nã là giả, nên cơ quan Công an đã phải mất rất nhiều thời gian mới xác định chính xác Thuấn và Thành chỉ là một người.
MỚI - NÓNG
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
TPO - Công viên chạy dọc từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với chiều dài hơn 1 km, tổng diện tích 10ha được đề xuất thực hiện để nối dài tổ hợp công viên ven sông Sài Gòn tạo nên sân chơi công cộng có sức chứa lớn, nhiều hoạt động mới lạ, thu hút người dân và du khách đến tham quan, giải trí, tận hưởng dòng sông.