Nhiệt miệng tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nhiệt miệng lại gây khó khăn trong ăn uống cũng như cuộc sống hàng ngày.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số “bài thuốc” mà dân gian sau để chống lại triệu chứng khó chịu này:
Trị nhiệt miệng bằng lá húng chó
Lá húng chó có tính ấm, chứa tinh dầu, khả năng làm mát máu, giảm đau kháng viêm, vì vậy rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng. Theo cách làm của dân gian, nhiệt miệng được trị bằng cách rất đơn giản: hái vài lá húng chó, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các cữ.
Trị nhiệt miệng bằng vỏ dưa hấu
Vỏ dưa hấu là một loại “dược liệu” quý giá mà không phải ai cũng biết. Ngoài việc tận dụng làm các món xào, vỏ dưa hấu còn là vị thuốc Đông y.
Theo các sách, vỏ dưa hấu có tính hàn, trị nhiệt, giải độc nên dân gian đã biết tận dụng được khả năng này.
Để trị nhiệt miệng, vỏ dưa hấu thường được đem sao kiệt nước đến khi có thể tán được thành bột, trộn cùng mật ong và bôi vào chỗ lở loét.
Trị nhiệt miệng bằng cà chua
Không chỉ là thực phẩm tuyệt vời cho sức khoẻ, cà chua cũng là một vị thuốc trong y học phương Đông. Với tính bình, vị chua, hơi ngọt, cà chua có tác dụng thanh nhiệt cũng như giải độc hiệu quả.
Để chữa nhiệt miệng, hãy ép cà chua lấy nước, sau đó ngậm nước ép ngày khoảng 4 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị nhiệt miệng bằng rau ngót
Rau ngót là một loại rau lành tính và thanh nhiệt. Cũng giống như nhọ nồi, rau ngót cũng có khả năng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc cho cơ thể.
Tuy nhiên, đối với điều trị nhiệt miệng, rau ngót thể hiện hiệu quả vượt trội khi dùng chung với mật ong. Cũng giống như vỏ dưa hấu, rau ngót sau khi ép cũng trộn chung với 1 ít mật ong và bôi vào chỗ lở loét 2 hoặc 3 lần trong ngày.
Trị nhiệt miệng bằng nước khế chua
Khế có tính bình, mọng nước, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, đặc biệt là khế chua.
Để chữa nhiệt miệng, hãy lấy khoảng 3 quả khế chua gần chín, còn tươi, đập dập, sau đó đổ thêm 1 ít nước cho vào đun sôi (khoảng 5 phút), để nguội.
Người nhiệt miệng lấy nước đó ngậm nhiều lần trong ngày, có thể nuốt. Khế ngọt cũng có tác dụng nhưng hiệu quả không bằng khế chua.