Trẻ em tiêu chảy do virus

Trẻ em tiêu chảy do virus
TP - Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa (đại tiện loãng ba hoặc nhiều lần hơn/ngày; hoặc một-hai lần phân lẫn máu, hoặc dịch nhầy) xảy ra ở trẻ ăn sữa bò.

Ở trẻ bú sữa mẹ tiêu chảy xuất hiện khi số lần đại tiện nhiều hơn và loãng hơn bình thường. Nếu tiêu chảy kéo dài không lâu hơn 10 ngày được gọi là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính - trường hợp kéo dài hơn.

Nguyên nhân gây tiêu chảy?

- Tiêu chảy trẻ em có nhiều nguyên nhân. Hay gặp nhất là nhiễm bệnh do virus (Rotavirus, Calicivirus, Astrovirus, Adenovirus) nhiễm vi trùng và ký sinh trùng đường ruột. Ngộ độc thức ăn, tân dược và nhiều bệnh khác là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho tiêu chảy xuất hiện.

Mầm bệnh phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ em là các loại virus trong đó hay gặp nhất là Rotavirus – thủ phạm 25-40 phần trăm các trường hợp viêm dạ dày-đại tràng cấp trẻ em. Trung bình số trẻ phải nằm viện vì bệnh do nhiễm Rotavirus chiếm 5 phần trăm tổng số trẻ em nhập viện.

Lứa tuổi bị nhiều nhất?

- Ngã bệnh nhiều nhất là trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi, giai đoạn khi kháng nguyên đề kháng của mẹ mất dần trong khi khả năng đề kháng của bản thân trẻ vẫn chưa được hình thành hoàn chỉnh. Ở bệnh nhân thuộc lứa tuổi này bệnh có diễn biến nghiêm trọng nhất. Hầu hết trẻ dưới 5 tuổi đều bị nhiễm bệnh, trái lại trẻ dưới một tuổi bị nguy cơ mất nước cao nhất. Virus thường tấn công vào mùa đông và mùa thu là thủ phạm gây viêm dạ dày-đại tràng cấp cũng xảy ra ở người lớn với diễn biến nhẹ hơn.

Con đuờng lây nhiễm?

- Các bệnh lây nhiễm do virus có đặc điểm lây lan nhanh thông qua đường chất thải rắn và đường tiêu hóa. Virus do cơ thể đào thải cùng phân thâm nhập vào đường tiêu hóa cá thể tiếp theo chủ yếu do hậu quả thiếu quan tâm những quy định vệ sinh cá nhân cơ bản. Sự tiếp xúc với những cá thể đã bị tiêu chảy (virus trong phân có mật độ đặc biệt đông đặc), môi trường tập trung đông người như nhà trẻ, trường mẫu giáo hoặc bệnh viên (virus dính vào đồ chơi và những đồ vật khác) chính là những nhân tố tiếp tay cho mầm bệnh nhân bản. Việc tiêu thụ thực phẩm hoặc uống nước nhiễm virus Kalicivirus cũng có nguy cơ lây bệnh.

Những triệu chứng nhiễm bệnh đầu tiên xuất hiện ngay sau 12 giờ kể tự lúc bị virus tấn công.

Virus nhân bản trong tế bào ruột non, làm tan rã và mất dần tế bào. Hệ quả dẫn đến tình trạng rút ngắn các đoạn gấp khúc, giảm thiểu diện tích hấp thụ chất lỏng cùng các chất điện giải trong ruột và gia tăng sự đào thải vào ruột. Tình trạng tổn thương niêm mạc ruột cũng gắn liền với tình trạng rối loạn hoạt động bình thường của những enzym (men) như lactaza vốn hiện diện trên bề mặt niêm mạc, dẫn đến sự không tái dung nạp lactoza.

Có một số cơ chế chịu trách nhiệm về sự phát triển của bệnh lây nhiễm Rotavirus.

Triệu chứng đặc thù?

- Danh mục các triệu chứng thể hiện tiêu chảy do viêm nhiễm Rotavirus khá dài. Từ hoàn toàn không có triệu chứng rõ ràng đến tình trạng cơ thể mất nước, co giật hoặc thậm chí tử vong ở trẻ thiếu khả năng đề kháng. Ở đa số tuyệt đối nạn nhân bệnh giới hạn ở mức độ: nôn mửa, tiêu chảy không lẫn máu, đau bụng hoặc sốt cao. Với mỗi người cụ thể triệu chứng có thể xuất hiện ở dạng khác. Nôn mửa và sốt cao là lý do nhập viện của 10 phần trăm tổng số trẻ phải điều trị được nhận biết như triệu chứng bệnh nhiễm Rotavirus. Một nửa số bệnh nhân nhỏ tuổi nôn mửa và sốt cao còn bị đi kèm các rối loạn đường hô hấp. Không hiếm trường hợp bệnh nhân đại tiện lỏng hoặc xen lẫn nôn mửa lên tới 20 lần/ngày. Sự mất nước và điện giải của cơ thể gia tăng dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, nhất là một khi đi liền với thói quen lười uống nước và biếng ăn của trẻ. Bệnh tình duy trì từ hai đén tám ngày, cho đến khi hồi phục niêm mạc ruột.

Nhận biết bằng cách nào?

- Trên cơ sở những triệu chứng đã kể không thể phân biệt chính xác nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn. Cần tiến hành một số xét nghiệm. Sẽ không quan sát được những dấu hiệu khác biệt rõ ràng – trường hợp tiêu chảy do nhiễm virus. Một số trường hợp xuất hiện những biến đổi trao đổi chất, men gan hoặc mức độ canxi tăng không nhiều. Có thể nhận dạng một số virus, thí dụ Rotavirus trong phân dựa vào xét nghiệm miễn dịch enzym hoặc dấu vết latex.

Điều trị?

- Kết quả xét nghiệm khẳng định loại virus cụ thể không thay đổi chiến luợc điều trị vốn được áp dụng cho tất cả các trường hợp trẻ bị tiểu chảy do virus và nền tảng của nó là bù nước cho cơ thể bằng cách uống nước orezon hoặc truyền nước (trong điều kiện bệnh viện).

Trẻ cần được áp dụng chế độ ăn uống bình thường theo lứa tuổi – ngay khi việc bổ sung nước cho cơ thể chứng tỏ có hiệu quả. Với trẻ sơ sinh, cho bú sữa mẹ cũng phát huy tác dụng giảm thiểu tình trạng phân loãng, vì thế cần được tiếp tục. Ngoài ra cần cho trẻ uống thêm men tiêu hóa (theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ).

Có sử dụng thuốc?

- Không cần sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy do virus. Hơn thế, ngay cả với thuốc hạn chế tiêu chảy cũng cần hết sức cẩn thận bởi nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ nguy hiểm. Với một số trường hợp bác sĩ có thể bổ sung viên kẽm.

Bệnh lây lan thế nào?

- Những người bị nhiễm bệnh trong bối cảnh triệu chứng không rõ ràng hoặc không có triệu chứng chứng là nhân tố lây bệnh chính. Mức độ đào thải virus của người bệnh có thể thấp tới mức rất khó phát hiện. Ngoài ra virus thường bị đào thải vài ngày trước thời điểm xuất hiện triệu chứng và vài ngày sau khi đã hết tiêu chảy. Thiếu vệ sinh cá nhân là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh lây lan.

Biện pháp phòng ngừa?

- Có thể phòng ngừa nhiễm virus bằng cách:

1- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi vệ sinh cá nhân

2- Lưu ý vệ sinh trong lúc thay tã lót cho trẻ (rửa tay sạch, đóng bỉm nghiêm túc)

3- Cách ly đối tượng đã có dấu hiệu tiêu chay

4- Uống nước sạch, đảm bảo vệ sinh

5- Sử dụng vaccine phòng ngừa Rotavirus (có dạng uống cho trẻ từ 6 đến 24 tuần tuổi). Có thể áp dụng riêng vaccine dạng uống hoặc kết hợp với tiêm vaccine – theo chỉ định của bác sĩ.

Trang Bằng (theo Medic 4/2011)

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG