Những ngày giãn cách, người lao động bình thường bị ảnh hưởng thu nhập; với người khiếm thị thì cuộc sống càng chật vật hơn, rất cần sự giúp đỡ. |
Qua đó, anh Đặng Thế Lâm - đại diện nhóm từ thiện đã đến từng phường/xã tìm hiểu, lên danh sách những người cần ưu tiên hỗ trợ để tặng quà. Mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng, gồm 10kg gạo, mì tôm, miến khô, củ quả, ruốc, chả, gia vị, nước sát khuẩn, cùng 300 - 500 nghìn đồng tiền mặt. |
Các thành viên trong nhóm từ thiện đến từng phường, lên danh sách những người khiếm thị gặp khó khăn để tặng quà. |
Nhóm lựa chọn giúp đỡ người khiếm thị là bởi vì có các thành viên đang làm việc tại Trung tâm Hỗ trợ trẻ em khuyết tật hoà nhập cộng đồng, thường ngày đã hỗ trợ các em khiếm thị nên hiểu rõ những khó khăn mà họ gặp phải. Anh Lâm cho biết. |
Do nhân lực ít nên chúng tôi phải chia thành 2 giai đoạn: đợt 1 sẽ hỗ trợ 100 trường hợp, đợt 2 khoảng 250 trường hợp. Ngoài lương thực, thực phẩm, chúng tôi còn chuẩn bị thêm đồ dùng học tập cho con em các gia đình khiếm thị”, anh Lâm cho biết thêm. |
Bà Nguyễn Thị Tuyết (72 tuổi, trú tại phố Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm), cũng là người khiếm thị chia sẻ, bà làm trong Hội người mù hơn 30 năm, từ khi nghỉ làm, hàng tháng bà sống nhờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước và con cháu chu cấp thêm. Do dịch bệnh nên việc sinh hoạt khó khăn, nhiều lúc bà phải nhờ hàng xóm giúp đỡ. Hôm nay, bà Tuyết vừa nhận được 1 suất quà do nhóm gửi tặng, bà xúc động nói sự lo lắng đã vơi đi phần nào. |
Hiện tại, nhóm chỉ có 4 người hoạt động chính nên việc đi phát quà từ thiện đến từng nhà gặp nhiều khó khăn. |
"Trước đây tôi làm việc tại cơ sở tẩm quất, từ tháng 5/2021 TP Hà Nội dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ này nên tôi cũng phải nghỉ việc, mất hoàn toàn thu nhập. Nhà lại đang nằm trong khu vực phong tỏa của phường Chương Dương nên cuộc sống của 2 mẹ con gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ được sự hỗ trợ của địa phương và cộng đồng, gia đình mong là vượt qua giai đoạn này. Được các anh chị mang quà đến tặng thế này, tôi rất vui mừng, 2 mẹ con đỡ lo được một phần". Chị Trần Thu Lan (trú tại phố Cầu Đất, quận Hoàn Kiếm) xúc động nói. |
Hiện tại, người khiếm thị nói riêng và những người khuyết tật vốn là đối tượng yếu thế luôn cần được hỗ trợ. Trong đại dịch, họ phải ở trong nhà, thu nhập không có, chi phí sinh hoạt chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng và gia đình. |
Một số hoàn cảnh khó khăn khác cũng được nhóm trao tặng phần quà thiết yếu như gạo, mỳ tôm... |