Tráng nước sôi, bát có sạch khuẩn?

Tráng nước sôi, bát có sạch khuẩn?
Tráng bát bằng nước nóng trước khi ăn là thói quen của nhiều người để đảm bảo vệ sinh đồ dùng ăn uống. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác nhau, không ít người lựa chọn giải pháp tráng bằng nước đun sôi để nguội hay nước canh, nước luộc rau. Làm như vậy thật sự có tác dụng?

Tráng nước sôi, bát có sạch khuẩn?

Tráng bát bằng nước nóng trước khi ăn là thói quen của nhiều người để đảm bảo vệ sinh đồ dùng ăn uống. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác nhau, không ít người lựa chọn giải pháp tráng bằng nước đun sôi để nguội hay nước canh, nước luộc rau. Làm như vậy thật sự có tác dụng?

Tráng nước sôi, bát có sạch khuẩn? ảnh 1
 Ảnh: minh họa - Internet
 

Cần thời gian đủ lâu để diệt khuẩn

Mục đích của việc nhúng nước sôi cho đồ dùng ăn uống là để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như vi khuẩn tả, vi khuẩn salmonella, khuẩn gây độc tố tụ cầu vàng... Cách làm này có thể loại trừ khá tốt các loại vi khuẩn này, tuy nhiên cần phải chú ý đến điều kiện nhiệt độ nước và thời gian tiếp xúc. Đa số các vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 100 độ C thường không phải vi khuẩn gây bệnh thực phẩm. Vi khuẩn đường ruột đa số là các loại vi khuẩn yếu, có thể tiêu diệt ở nhiệt độ gần tới 100 độ C. Tuy nhiên, để thực sự có hiệu quả diệt khuẩn thì thời gian tiếp xúc phải đủ lâu.

Với nước đang sôi (tức nhiệt độ sôi gần 100 độ C) thì chỉ cần 5 phút là vi khuẩn bị tiêu diệt, nhưng với nước đã đun sôi và vẫn nóng khoảng 60 độ C thì cần đến 30 phút.

Nước nguội không có tác dụng diệt khuẩn

Nước đun sôi khi để nguội trên 2 giờ bắt đầu đã có vi khuẩn xâm nhập và sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn tăng lên rất nhiều. Do vậy, việc tráng đồ dùng ăn uống bằng nước đun sôi để nguội là không có tác dụng, thậm chí có thể tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngược lại. Bản thân nước đun sôi để nguội nếu bảo quản không tốt, ví dụ như không cho vào bình chứa đậy kín mà để trong nồi, múc bằng cốc hay bát cầm tay hoặc cho vào bình nhưng mở nắp... Với những trường hợp này nước sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn từ các vật dụng cũng như tay người đưa vào. Khảo nghiệm thực tế đã cho thấy sự có mặt của các loại vi khuẩn như E.coli trong nước sôi để nguội.

Đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi có trẻ nhỏ cho tay khuấy hoặc đưa cốc vào múc nước, vi khuẩn theo đó sẽ xâm nhập vào nước. Nước sôi để nguội lâu dễ xảy ra tình trạng rêu, nấm mốc và vi khuẩn nên hoàn toàn có thể khiến cho đồ dùng ăn uống của bạn tăng thêm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất vẫn nên rửa sạch bát đũa, đồ dùng sau khi ăn và để ráo hoặc sấy khô. Đối với đồ ăn chỉ nên ăn chín uống sôi. Đặc biệt, đối với các đồ dùng để đựng thức ăn ở nhà hàng chắc chắn sẽ không rửa sạch bằng ở nhà mà chỉ ở mức độ tương đối do nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế, nếu ăn ở hàng nên dùng các món đang nóng sôi sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Sử dụng khăn lau bát đũa chỉ đảm bảo vệ sinh khi chiếc khăn đó được tiệt trùng và chỉ sử dụng một lần để tránh sự lây bẩn từ dụng cụ ăn uống này sang dụng cụ ăn uống khác. Ngoài ra, do điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta nên khăn lau bát đĩa thường rất khó giữ sạch và hay bị ẩm mốc. Vì vậy, muốn bát đĩa ăn uống được sạch sẽ cần phải rửa kỹ bằng các chất tẩy rửa cho phép dùng trong thực phẩm và chỉ có đun trong nước sôi hoặc sấy nóng bát đĩa mới có thể diệt được vi khuẩn.

Theo Bác sĩ Huy An
Sức khỏe & Đời sống

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG