TPHCM: Vừa lên 500 điểm, VN-Index lại lùi

TPHCM: Vừa lên 500 điểm, VN-Index lại lùi
TP - Chứng khoán Việt Nam có lần giảm điểm đầu tiên sau năm phiên tăng liên tiếp, đưa chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 500 điểm.
TPHCM: Vừa lên 500 điểm, VN-Index lại lùi ảnh 1

Chứng khoán vượt 500 điểm - dấu hiệu của nền kinh tế vượt suy thoái. Ảnh: Phạm Yên.

Như nhiều dự đoán cuối tuần trước, phiên giao dịch đầu tuần 17/8, VN-Index giảm 6,91 điểm ,xuống còn 500, 08 điểm với khối lượng giao dịch đạt 45.755,803 đơn vị có tổng giá trị 1.789 tỷ đồng, giảm xấp xỉ 20 phần trăm so với phiên trước.

Nguyên nhân chính khiến VN-Index ngày 17/8 giảm điểm là nhiều nhà đầu tư bán mạnh các mã chủ chốt. Đây cũng là điều đáng chú ý nhất hiện nay trên TTCK, nhất là khi nhiều nhà đầu tư cũng tạo sóng (tạo cảm giác VN-Index tăng điểm) khi mua vào lúc VN- Index xuống mạnh để đẩy lên bán ra kiếm lời trong vòng không quá năm phiên.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Cty chứng khoán, đây là điều bình thường sau năm phiên tăng liên tục. Thị trường còn có thể điều chỉnh nhẹ trong phiên 18/8 để lấy đà đi lên trong các phiên cuối tuần.

Cơ sở cho dự báo trên là các tin tức khả quan về kinh tế trong nước như: Có thể nới tỷ lệ tăng trưởng tín dụng lên 30 phần trăm, nhiều ngành sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu hồi phục, kết quả kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp niêm yết tháng Bảy vẫn tốt…

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau vài phiên bán ròng đã bắt đầu mua ròng kéo dài cho đến phiên 17/8 và giao dịch trên thị trường vẫn khá sôi động.

Mấy phiên gần đây, dòng tiền chỉ đổ vào các cổ phiếu của các Cty có kết quả kinh doanh tốt thay vì mua nhiều loại cổ phiếu. Đa số các mã Bluechips (cổ phiếu ăn khách) đều chưa xuất hiện sự tăng trưởng nóng.

Lãnh đạo nhiều Cty chứng khoán khuyến nghị, các nhà đầu tư tiếp tục kiên nhẫn nắm giữ các cổ phiếu của các Cty có kết quả kinh doanh tốt, có các chỉ số cơ bản tốt và có mức P/E (lợi nhuận trên cổ phiếu) nhỏ hơn 13.

Ngoài ra, các nhà đầu tư nên xác định một danh mục dành cho hoạt động đầu tư dài hạn của riêng mình khi đó sẽ phù hợp với nền kinh tế toàn cầu phục hồi. 

MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.