Giao thông hoàn chỉnh
Vừa qua, UBND tỉnh Long An đề ra Chương trình 09 để huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới 2030 gồm phát triển giao thông đường bộ, đường thủy, cảng thủy nội địa, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến quốc lộ N1, N2, 14C…
Xương sống mạng lưới đường bộ tỉnh Long An là các tuyến cao tốc và 4 tuyến quốc lộ. Cụ thể, ngoài tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã đưa vào khai thác, Quốc lộ 1A hoàn thành đầu tư mở rộng thì dự án Quốc lộ N2 cũng đã hoàn thành xây dựng đoạn Đức Hòa-Mỹ An. Tuyến N2 đóng vai trò trục mới của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với điểm đầu tại huyện Củ Chi của TP.HCM hướng tuyến đi xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười giàu tiềm năng.
Bên cạnh cao tốc TPHCM-Trung Lương, Long An còn có 2 tuyến cao tốc khác là Bến Lức - Long Thành. Các dự án ven TPHCM sẽ kết nối địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai. Long An cũng thừa hưởng giá trị của các dự án hạ tầng lớn kết nối với lõi đô thị TPHCM. Có thể kể đến như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ-Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe thông với Khu Công nghiệp Long Hậu, tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và Khu Đô thị cảng Hiệp Phước.
Dự án Lago Centro rộng 13ha với nền nhà phố thương mại, nhà liên kế và biệt thự song lập
Thêm vào đó, tuyến đường Lê Văn Lương sẽ được mở rộng 30m trong thời gian sắp tới để nối quận 7 và Cần Giuộc-Long An, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 22, nâng cấp và mở rộng Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9... đi qua các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc. Tuyến đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức- Hiệp Phước đang chuẩn bị khởi công xây dựng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km, đi qua các địa phương gồm tỉnh Long An dài 32km và TP.HCM dài 3,8km đi qua huyện Nhà Bè.
Ông Phạm Văn Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đánh giá, Hầu hết các công trình giao thông hiện nay đã kết nối liên hoàn, thống nhất. Bức tranh giao thông Long An dần được hoàn thiện và đang bước vào thời kỳ hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư. Nếu lấy TP.HCM làm hạt nhân trung tâm, có thể nhận thấy kết nối các tuyến theo trục dọc được cải thiện rõ nét”, ông Cảnh nói.
Xu thế giãn dân
Hạ tầng giao thông hoàn thiện đã giúp Long An đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các “ông lớn” như Vingroup, Him Lam, Phú An Thạnh. Tập đoàn Nam Long vừa khởi công khu đô thị Waterpoint tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với quy mô 355 ha. Waterpoint tọa lạc ngay mặt tiền Tỉnh lộ 830 kéo dài từ thị trấn Đức Hòa đến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương và quốc lộ 1, trung tâm thị trấn Bến Lức; ba mặt còn lại được bao quanh bởi sông Vàm Cỏ Đông. Được xem “tọa độ vàng” về giao thông cả về đường bộ, đường thủy lẫn đường sắt kết nối trực tiếp giữa TPHCM và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dự án Long Hậu Riverside sau khi hình thành
Khu đô thị Waterpoint do Tập đoàn Nam Long xây dựng với quy mô 355 ha
Tại huyện Bến Lức, Công ty SeaHoldings đang phát triển dự án Lago Centro rộng 13ha với các lô nền nhà phố thương mại, nhà liên kế và biệt thự song lập. Ông Trần Hiền Phương, Tổng Giám đốc SeaHoldings cho biết: “Với bề dày kinh nghiệm và uy tín phát triển nhiều dự án thành công TPHCM, công ty sẽ kiến tạo một khu nhà ở Lago Centro “chuẩn mực”, giá vừa tầm tay cho thị trường Long An. Toạ lạc tại vị trí mặt tiền TL 830, kết nối dễ dàng với đường vành đai 3 & 4, cao tốc TPHCM - Trung Lương, Lago Centro là mắc xích liên kết quan trọng giữa hai trung tâm Bến Lức và Đức Hoà, các cụm công nghiệp trên địa bàn và các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Dự án sẽ cung cấp cho thị trường trên 700 sản phẩm”.
Còn tại huyện Long Hậu, Công ty BĐS Danh Khôi (DKR) đã công bố dự án Long Hậu Riverside. Với quy mô diện tích hơn 20ha, đây là dự án đất nền sổ đỏ có phát lý hoàn chỉnh được DKR phát triển thành một khu dân cư đẳng cấp với nhiều tiện ích vượt trội. Đặc biệt, dự án này là sự hình thành khu phố chợ Long Hậu Riverside Market được thành lập trong lòng khu dân cư Long Hậu Riverside, phục vụ nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa của dân cư, công nhân khu công nghiệp kề cận…
Lý giải về việc doanh nghiệp BĐS đua nhau về TP.HCM làm dự án, ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS cho rằng, việc doanh nghiệp BĐS TPHCM ồ ạt dạt về tỉnh làm dự án và bán hàng cho thấy Sài Gòn đang khan hiếm nguồn cung cục bộ. Tình trạng thiếu hụt sản phẩm mới manh nha từ cuối năm 2017 đầu năm 2018 và tác động đến cung cầu trên thị trường địa ốc TP.HCM rõ nhất từ quý III năm nay. Điều này đã dẫn đến hệ quả là làn sóng mở rộng thị trường về những địa bàn mới ngày càng mạnh mẽ. Hơn nữa, giá bán đất nền Long An giá còn thấp so với TPHCM nên dễ dàng thu hút được khách hàng.
Trong khi đó, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho rằng có 3 nguyên nhân khiến doanh nghiệp BĐS Sài Gòn đổ xô về Long An làm dự án. Thứ nhất là TPHCM ban hành Thông tư 60 đã làm hạn chế phân lô bán nền. Từ đó, làm hạn chế nguồn cung đất nền của TPHCM và đẩy giá BĐS lên rất cao. Thứ 2, Long An có một số chủ đầu tư lớn, làm dự án rất bài bản và thanh khoản tốt như Trần Anh, Cát Tường Đức Hoà… Điều này giúp cho đất nền Long An tạo được sự tin tưởng của khách hàng.