Tổng Bí thư làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương

Tổng Bí thư làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương
TP - Ngày 31-12-2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Năm 2013 là năm bản lề của nhiệm kỳ khóa XI, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương rất nặng nề, có nhiều việc phải làm và đòi hỏi chất lượng cao hơn.

> Kỷ niệm 40 năm chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'
> Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước
> Đưa quan hệ Việt-Lào đi vào chiều sâu và hiệu quả

Trong khi đó, tình hình trong nước khó khăn, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, đang đặt ra nhiều vấn đề mới về mặt lý luận.

Trong bối cảnh đó, Hội đồng Lý luận Trung ương cần bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện chương trình công tác đã được thông qua, chủ động, tích cực triển khai đồng thời cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, làm cơ sở cho Trung ương hoạch định, bổ sung, phát triển đường lối chính sách, tiếp tục hoàn thiện cương lĩnh, chiến lược, trực tiếp phục vụ công tác lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương, tham gia vào quá trình thẩm định, góp ý kiến vào các nghị quyết của Trung ương…

Hội đồng Lý luận Trung ương cần chủ động đề xuất, khẩn trương triển khai các công việc cần thiết, phục vụ tổng kết 30 năm đổi mới. Cần tiếp tục nghiên cứu về phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền, phải tổng kết từ thực tiễn, tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc, đề xuất, nâng cao chất lượng thẩm định, thấy sai thì phải sửa ngay.

Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước thì phải kiểm tra, giám sát xem có bảo đảm thực hiện đúng đường lối, nghị quyết không, không để lợi ích nhóm chi phối, làm sai lệch đường lối của Đảng.

Theo TTXVN

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.